Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
*Nguyên nhân: Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt:
-Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc (Bắc triều)
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá, khôi phục dòng họ Lê, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều)
Công cuộc khai hoang ờ thời Nguyễn có tác dụng như thế nào. Hãy dựa vào kết quả của công cuộc khai hoang thời Nguyễn ghi ở SGK để nêu lên được tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.
việc khai hoang có tác dụng làm tăng diện tích canh tác
Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào "vũng bùn" ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, "chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng".
Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm hoạn quan, "ngạo mạn, hách dịch...; cả nước căm ghét, ghê tởm, kinh sợ chúng".
Quan lại xét xử "đục nước béo cò", "để cho kẻ giảo hoạt lọt lưới pt luật, kẻ điêu toa được múa mép, kể lí ngay dành phải chịu thua"
Chính quyền họ Trịnh ở thế kỉ XVIII :
* Kinh tế:
-Nông nghiệp ở đây thì bị phá hoại, không phát triển.
*Nguyên nhân:
- Bị chiến tranh tàn phá
-Cường hào cướp đoạt ruộng đất của dân.
-Ruộng đất bị bỏ hoang.
-Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất.
=> Nhân dân khổ cực, phải đi phiêu tán.
Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Những mặt tiến bộ:
+Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
+Hạn chế tệ tập trung ruộng đất của các giai cấp quý tộc,địa chủ.
+Làm suy yếu thế lực quý tộc,tôn thất nhà Trần.
+Tăng nguồn thu nhập cả nước.
+Tăng quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
+Cải cách văn hóa,giáo dục có tiến bộ.
-Hạn chế:
+Một số chính sách chưa được triệt để,phù hợp với tình hình thực tế.
+Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Nhớ tick mình nha!Đảm bảm đúng 100%.
Dưới thời nhà Nguyễn nước ta không phát triển là do:
a) Nông nghiệp:
-Tuy chú ý tới việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền, đặt lại chế độ quân điền.
-Nhưng đê điều không được quan tâm, tu sửa, nạn tham những phổ biến
-> Nông nghiệp sa sút.
b) Thủ công nghiệp
-Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng,..
-Ngành khai mỏ được mở rộng nhưng kĩ thuật còn lạc hậu, hoạt động thất thường.
-Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng bị kìm hãm và sa sút dần, phải nộp thuế nặng nề.
-> Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị phân tán.
c)Thương nghiệp:
-Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi
-Xuất hiện thêm nhiều thành thị mới nhưng hạn chế buôn bán với nước ngoài.
Vì Trịnh Nguyễn sợ các nước ngoài sâm chiếm đến lãnh thổ của mk
Vì thời đó có rất nhiều dân ở các nước khác đến buông bán. Chính quyền của các nước đó nhờ người buôn bán thăm dò địa lý,lãnh thổ,sức mạnh,... của nước ta để lấn chiếm (nước Pháp). Vì vậy để tránh gây tổn thương về tiền của, đất đai, mạng sống,... nên đã hạn chế chính sách ngoại thương.