Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phẩm chất của viên quản ngục:
+ Là người làm nghệ quản ngục nhưng lại có thú vui thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ
+ Là người biết trân trọng những giá trị con người (hành động “biệt đãi” người tài như Huấn Cao)
+ Sở nguyện thanh cao muốn có chữ của Huấn Cao treo bất chấp nguy hiểm, thái độ hiên ngang bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc
+ Diễn biến nội tâm, hành động cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri kỉ, tri âm
+ “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ
⇒ Quản ngục người biết giữ “thiên lương” biết trân trọng giá trị, tài năng, người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp
- Suy nghĩ về nhân vật viên quản ngục: có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”:
+ Viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
+ Sự khát khao và trân trọng cái đẹp.
dàn ý nha
1. Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.
- Tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.
- Chữ người tử tù: là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.
2. "… một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" (Phân tích hoàn cảnh sống của viên quản ngục):
- Làm quan chức trong ngục.
- Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc".
- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai".
- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.
3. "…một thanh âm trong trẻo": viên quản nguc (phân tích tính cách, tâm hồn viên quản ngục)
- Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật; Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà một bức châm có chữ của Huấn Cao.
- Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông "đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", cho đến bây giờ đã là một người"tóc hoa râm, râu ngả màu".
- Do yêu quý cái đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:
+ Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.
+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.
+ Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh y".
+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.
+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận chữ.
+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô bo", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".
Đó là hình tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm lòng "trọng nghĩa liên tài". Ông là "một đóa sen thơm ngát trong chốn bùn lầy".
Ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như "một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
- Suy nghĩ về nhân vật viên quản ngục: có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”:
+ Viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
+ Sự khát khao và trân trọng cái đẹp.
- Tác giả Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...
+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.
Hình ảnh sai: “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”
Đáp án cần chọn là: C