Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chắc hẳn, đối với tất cả chúng ta, ngôi nhà chính là nơi ấm áp nhất, thân thương nhất và hạnh phúc nhất. Mỗi lần đi đâu xa, tôi lại da diết nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình, ngôi nhà có giàn hoa giấy tím ngát, có ba mẹ hiền từ, có tiếng cười hạnh phúc.
Ngôi nhà tôi ba tầng, nằm trong ngõ ven một con phố gần Hồ Tây. Bao năm tháng, ngôi nhà khoác trên mình lớp sơn màu vàng tươi. Qua nắng mưa, lớp sơn có phần phai màu. Nhưng với tôi, nó vẫn đẹp đến lạ. Trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn màu ghi xám. Chiếc cổng được điểm tô vẻ mềm mại, rực rỡ nhờ giàn hoa giấy xanh um, tím ngát mà mẹ trồng. Những cành hoa nhẹ uốn, bám chắc vào mái chiếc cổng, mời gọi mọi người vào nhà. Bước vào cổng là một cái sân lát gạch màu đỏ, sân không rộng nhưng góc sân được ông tôi trồng rất nhiều loài cây cảnh, còn có cả sung, cả quất. Ba tôi còn sắm cho chị em tôi một chiếc xích đu màu trắng xinh xắn.
Đi qua cánh cửa gỗ màu đỏ sẫm chính là phòng khách với bộ bàn ghế sofa màu kem thanh thoát. Ngày nào, mẹ cũng cắm một lọ hoa tươi tắn, rạng rỡ, thơm ngát trên bàn, giúp cho căn nhà như bừng sáng. Đối diện bộ bàn ghế là chiếc tủ kính với nhiều lá cờ thi đua, huân huy chương và giấy khen của các thành viên trong gia đình. Chiếc ti vi ngay liền kề, đen bóng, phẳng phiu như một cái màn chiếu lớn. Trên tường treo bức ảnh gia đình và mấy bức tranh phong cảnh yên tĩnh. Sau phòng khách là căn bếp với đầy đủ những vật dụng. Mỗi ngày, bà và mẹ đều ở đó để nấu những món ăn thật ngon, thật thơm và vô cùng bổ dưỡng cho mọi người. Chiếc thang uốn lượn màu nâu dẫn lên phòng ngủ.
Tầng hai có một căn phòng rất rộng là phòng của ông bà. Phòng ông có rất nhiều sách và đồ vật xưa cũ, trông rất thú vị. Đối diện phòng ông bà có bàn thờ tổ tiên, lúc nào cũng mang không khí trang nghiêm. Tầng ba chính là phòng ngủ của bố mẹ và phòng ngủ của hai chị em tôi. Phòng chị em tôi được dán giấy dán tường màu xanh mát dịu. Trên giấy dán tường còn có nhiều hình chú ốc biển, đám mây, mặt trời, bông hoa, vô cùng ngộ nghĩnh. Hai chị em ngủ trên chiếc giường tầng gỗ màu hồng. Bước ra ban công, chúng tôi có thể ngắm nhìn một góc của Hồ Tây lộng gió.
Mỗi ngày nghỉ, chị em tôi lại phụ bà và mẹ dọn dẹp nó sao cho gọn gàng và ngăn nắp nhất. Tôi rất yêu ngôi nhà của mình. Ngôi nhà không chỉ là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, là nơi nuôi dưỡng tôi lớn khôn mà còn là nơi lưu giữ không biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui những năm tháng tuổi thơ.
Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.
Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.
Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.
Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.
Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.
mình nghĩ bạn nên tham khảo sách hoặc mạng gì đấy để mọi người đỡ mất công viết
Trong số bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà em yêu thích nhất. Đó là thời khắc chuyển giao giữa hai mùa hạ và đông, chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Thời tiết lúc này có sự hòa quyện vì vậy mà không quá nóng gắt cũng không quá lạnh.
Vào mùa thu bầu trời trở nên cao và trong xanh hơn. Những cơn gió heo may thổi mang theo những mùi hương của thiên nhiên vô cùng đặc trưng vào mùa thu như mùi hương hoa sữa, mùi hương ổi, mùi hương cốm… Nhắc đến mùa thu là nhắc đến màu vàng. Đó là màu vàng của nắng, màu vàng của những chiếc lá vàng rơi. Cây cối như đang thay áo, đợi qua mùa đông sang mùa xuân chúng sẽ mọc lên những chiếc lá xanh non mơn mởn. Đó chính là ý nghĩa của việc cây rụng lá vào mùa thu. Không chỉ có vậy, mùa thu còn có màu vàng của cánh đồng lúa chín, màu vàng của những bông hoa cúc. Mùa thu đến mang theo bao nhiêu nỗi nhớ nhung, hoài niệm của người lớn. Học trò chúng em thì được trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè. Đặc biệt nhất, mùa thu có ngày Tết Trung thu mà các bạn nhỏ như em bao giờ cũng rất mong đợi. Đó là đêm mà trăng tròn nhất và sáng nhất.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sang người ta đã lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần vào bản nhạc “chợ Tết” những tiếng “quạc quạc, héc héc”.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm”, tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày bán tràn lên cả mặt đê. Nào là lợn, gà, thịt, cá, tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết, lịch, câu đối, tranh lợn, gà đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là hàng quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không đi xem được nhiều vì chợ quá đông, phải đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần 12 giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ông và bố thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mở, giò thủ. Tôi được giao nhiệm vụ lấy chanh và tro đánh sánh bộ đò bàn thờ bằng đồng. Một lúc sau là dàn hòa âm nghe rất vui tai: nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai – quả là vui như ngày Tết.
Buổi tối hôm ấy, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể sự tích “ông đẩu rau”, bà và mẹ vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết ngày xưa khi chưa có tôi. Lúc đó, ngày Tết chỉ có vài vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ … Thế mà Tết này nào là bánh chưng, nào giò, nào thịt gà, cá nướng. Ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần, “thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dần la liệt những bức tranh Đông Hồ. Thấy tôi nhìn mãi lên bức tranh đó, ông tôi nhìn vào từng bức tranh rồi giải thích cho tôi.
Đây là bức tranh “Lợn có khoáy âm dương” và Tranh gà mẹ nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà mình chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ nhiều con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh “Đám cưới chuột”, vừa thể hiện mong ước cuộc sống vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mớ cho đàn chuột tổ chức cưới xin. Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng năm mười năm trước. Về khuya, tôi buồn ngủ quá liền nằm xuống chiếu cạnh nồi bánh chưng. Ấm quá tôi ngủ lúc nào chẳng hay …
Tôi đang mơ cái gì đó như lạc vào vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ông đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy trong tay là cái bánh chưng còn nóng, anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi, Tết đã đến rồi … Tôi vội rửa mặt, thay quần áo đến thăm thằng bạn, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vù năm nay nhà nó mất mùa, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lut. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì nhà nó đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Một nơi thanh bình yên ả với khói (xe) bụi (công trình) mù mịt giăng trời. Mùa xuân đến, trăm hoa không đua nở nhưng hoa vẫn lòe loẹt khắp phố phường nhờ những chợ hoa mới mọc, con đường Hoa đang dần hé lộ để chờ đêm 30 bầm dập như năm ngoái. Nói chung, Tết sắp đến rồi.
Mùng 1, 2, 3 đảm bảo không bao giờ vui bằng những ngày sau khi đưa vợ chồng lão Táo quân về trời cho đến đêm giao thừa. Mẹ em hí hửng đi sắm Tết nhưng dạo chợ đã đời chê õng ẹo mắc quá rồi... bảo em chở về. Thằng em em dzui dzẻ sơn cửa với một cái mặt méo xệch vì đây không phải là thứ nó thích tự nguyện. Em lại vác cái thân còi cọc còm nhom này vào chỗ làm. Riêng con em gái của em thì đến giờ vẫn chưa nghiệm ra rằng đây là những ngày sắp Tết nên nó thà đi chơi. Tóm lại, nhà em dạo này tình thương mến thương, việc ai ng đó tự lo.
Em yêu cái Tết ở quê em vì người ta cũng như em, Tết họ về quê họ, trả lại cho em cái xứ ồn ào quá đỗi này một sự yên bình đến ngỡ ngàng. Em mặc kệ việc họ phải xếp hàng mua vé hay học internet để vào mạng đặt vé mới được về quê. Em chỉ lo là tốp này đi rồi tốp khác vác mạng tới. Thà họ kiếm em để lì xì thì em không nói, đằng này họ đến chỉ để góp thêm mùi ô nhiễm và bụi xe. Một năm 360 ngày em không phải sống trong cảnh kẹt xe chắc chỉ có 3 mùng, nên em quý 3 mùng này lắm. Dù thiệt tình thì em cũng đi cày liên tục trong những ngày ng ta sung sướng này.
Năm nay em lại ăn chay 9 mùng. Em ăn chay thôi, chứ vẫn theo phong tục thường niên của Tết nhất quê em. Không có pháo, không có bánh chưng nhưn thịt và lại càng không có củ kiệu tôm khô (do ăn chay) nhưng em vẫn tích sẵn nào là mực chay, tôm chay, sườn heo chay trong tủ lạnh. Thêm một ít nấm mèo, nấm tuyết, nấm đông cô và củ quả này nọ để nấu súp chay. Em đang tính mua thêm sả và tầu hủ ky để làm món đùi gà chay, kẹt nỗi chưa mò ra chỗ nào bán... gia vị mùi thịt gà để ướp cho giống. Đã có tương và chao, chỉ có điều em lại lười nấu kiểm do sợ mua phải khoai sùng. Thôi thì Tết này ngày ăn ngày ngủ, không ăn gì âu cũng là ăn chay.
Đã nói là em chạy theo phong tục, nên chắc chắn em sẽ không bỏ qua màn đi gom lì xì. Năm nay em lỗ nặng rồi, hơn 1/2 đám bạn của em tuyên bố rằng không lì xì cho con Còi nữa vì nó đã đi làm, huhu. Đã vậy còn 1 đám lâu la mặc xác cái thông lệ phải có gia đình thì mới cho lì xì, dù em ế móm ế sếu nó vẫn đòi lì xì của em, mà không cho thì chúng nó sẽ trù ẻo.
Đã theo phong tục thì phải theo tới bến, theo đến cùng. Đó là phải sát phạt xì dách tiến lên tá lả. Em tính rồi, mùng 1 em không có đi làm nên sẽ gầy sòng ở nhà. Bởi vậy, ai muốn oánh bài thì chuẩn bị sẵn xiền lẻ sang nhà em nha. Ưu tiên đến nhà sau giờ Ngọ 3 khắc, keke.
Đáng lí nhà em cũng chưng hoa Tết. Hồng, Hướng Dương, cúc mâm xôi, hải đường, lan, xương rồng,... đã không còn nằm trong thú vui tao nhã của em. Em chỉ thèm có 1 giàn dưa chuột lủng lẳng ngay trên cửa cho đúng ý nghĩa của năm con chuột. Rốt cuộc là giờ vẫn chưa có hoa cỏ gì, hôm qua xin xỏ chú vespa xong mí phát giác ra rằng xin lộn chỗ. Thôi thì bạn nào đọc đến dòng này có lòng thì gửi cho em mấy chậu kiểng nha, mỗi ng một chậu cũng tốt, em sẽ trồng dưa chuột sau vậy.
Thôi, em lại phải chở má em đi sắm đồ Tết đây, còn thiếu nhiều thứ lắm lắm. Mà thôi, thằng ku nó lại sơn cửa lớp thứ 2 rồi, đợi sơn khô em ra khỏi nhà vậy, giờ này nắng nóng vật vã. Má ơi, chờ con ngủ đã..
Phòng khách chính là nơi cần được dọn dẹp cẩn thận và trang trí nhiều nhất vì phòng khách là bộ mặt của chủ nhà, là nơi gặp mặt, trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình cũng như đón tiếp bạn bè, họ hàng đến thăm vào dịp Tết. Phòng khách cần được thu dọn ngăn nắp, sạch sẽ với đủ lượng ánh sáng cho cả ban ngày và ban tối. Bạn hãy mạnh dạn vứt đi những đồ đạc quá cũ và ít khi dùng đến, sự gọn gàng, sạch sẽ là điều đầu tiên cần làm đối với phòng khách bởi nó tác động đến sự lưu thông luồng khí và đến cảm giác của mỗi người khi ngồi tại đó. Hơn nữa, bạn có thể sắp xếp lại đồ nội thất của phòng theo cách khác với mọi ngày bằng cách thêm những điểm nhấn ấn tượng để tạo ra một không gian tươi vui, thân mật và gần gũi.
cung don dep va trang tri tet 2
Đối với khu vực phòng khách, bạn nên lưu ý đến sảnh vào cửa chính, bậc thềm, bậu cửa… những nơi đón, tiễn khách. Ở đó, bạn nên để những chậu cây cảnh đẹp, hợp phong thủy hoặc các bức tượng trang trí, tranh ảnh, câu đối để tăng phần sinh động cho ngôi nhà trong dịp đón Tết. Một phòng khách đẹp, được bố trí tinh tế thể hiện được cá tính của chủ nhà, điều này khiến cho ngôi nhà bạn thực sự sẽ là nơi sum họp gia đình, là nơi chào đón khách trong những ngày Tết.
:A
Bàn thờ tổ tiên là nơi thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của của con cháu đối với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ, với những người trong gia đình đã khuất. Người Việt có niềm tin rằng chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, linh hồn vẫn luôn tồn tại, vậy nên hầu hết mọi nhà đều có bàn thờ tổ tiên và đây chính là nơi được chăm chút dọn dẹp cẩn thận vào những dịp cuối năm.
Theo truyền thống của người Việt, trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ bạn nên chắp tay xin phép ông bà tổ tiên. Sau đó bạn dùng một chiếc khăn mới, sạch sẽ và nước ấm để lau dọn bụi và tàn hương trên ảnh và trên mặt bàn thờ. Nếu bát hương và ảnh không bị bụi bẩn, bạn không nhất thiết phải di chuyển để làm sạch. Riêng việc tỉa chân nhang, bạn có thể đốt hết hoặc gần nhết phần chân nhang hiện có khi làm mâm cơm cúng vào ngày 30 tháng Chạp.
Việc làm sạch khu vực bàn thờ luôn không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh, là nhu cầu gắn kết mật thiết giữa thế giới hiện hữu và thế giới tâm linh linh thiêng ở mỗi con người.
Tả cảnh sông nước
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
Ê, trong game hay ngoài đời vậy?
nhà mình ko bao giờ có ma nên mình ko biết