Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.
- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.
Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển. Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng. Những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích đó trước hết cần:
- Nhận thức chính xác tầm quan trọng và vị trí của di tích lịch sử đó trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Cùng người dân bản địa chung tay giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.
- Ra sức tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, khách du lịch đến tham quan di tích đó.
- Bảo vệ di tích bằng việc tuyên truyền những quy định về việc tham quan, lên án những hành động phá hoại di tích lịch sử với bất cứ lý do nào.
- Ảnh hưởng văn hoá tư tưởng Nho giáo:
+ Miếu thờ Khổng Tử xuất hiện vào thời nhà Lý sau một thời gian thì miếu thờ Nho giáo đã đượcdu nhập vào nước ta.
+ Khoa cử được tổ chức một cách quy củ hơn thời xưa rất nhiều
+ Khu vực Đông Á của Trung Quốc đã trở thành một mô hình chính của ở chế độ quân chủ tập quyền.
+ Tầng lớp thuộc giới Nho sĩ ngày càng phát triển. Không thể không kể đến những nhà nho như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu.
- Ảnh hưởng văn hoá Đông y.
- Ảnh hưởng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc,...
Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.
Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.
Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
tham khảo
Khu bảo tồn quốc gia Loango (hay Vườn quốc gia Loango) là một trong những điểm đến đặc sắc của châu Phi. Đây là khu bảo tồn môi trường sống ven biển rộng 220 km2.
Loango là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như cá voi lưng gù, cá voi sát thủ, voi rừng châu Phi, báo hoa mai, trâu rừng châu Phi, khỉ đột. Ngoài ra, Loango còn có hệ sinh thái savan (thảm thực vật nhiệt đới, trong đó tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ), đầm lầy, rừng ven biển... mang nét đặc trưng của địa hình đầm phá ở châu Phi.
Angkor Thom là lãnh địa thủ đô hùng mạnh Khmer xưa. Angkor Thom sở hữu những đền chùa và kiến trúc nổi bật như đền mặt thần Bayon, đền Baphuon, đền Phnom Bakheng ở đỉnh đồi, Elephant Terrace, Terrace of the Leper King và 5 cánh cổng lớn dẫn vào Angkor Thom.
Trong đó Đền Bayon có vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng trung và nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau.
Phương pháp giải:
Bước 1: Sưu tầm tư liệu internet về ngôi đền Ăng-co Thom.
Lưu ý: Cần phân biệt Quần thể di tích đền Ăng-co (gồm nhiều ngôi đền) và ngôi đền Ăng-co Thom
Lời giải chi tiết:
Angkor Thom là lãnh địa thủ đô hùng mạnh Khmer xưa. Angkor Thom sở hữu những đền chùa và kiến trúc nổi bật như đền mặt thần Bayon, đền Baphuon, đền Phnom Bakheng ở đỉnh đồi, Elephant Terrace, Terrace of the Leper King và 5 cánh cổng lớn dẫn vào Angkor Thom.
Trong đó Đền Bayon có vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng trung và nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau.
Thái bảo Cảnh Quốc công Lê Sát
Ông người làng Bỉ Ngũ, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang. Ông là một trong những người đầu tiên hăng hái tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là người rất có tài cầm quân nên được Lê Lợi trao quyền chỉ huy một trong những cơ ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, liên tiếp lập được nhiều công lớn. Năm 1427 ông được phong hàm Thiếu úy – Tư Mã. Năm 1429, nhà Lê triều lập biển khắc tên 93 khai quốc công thần, Lê Sát vinh dự được xếp hàng thứ hai.
Năm 1433 Lê Sát được phong Đại Tư Đồ. Năm 1434 ông được trao quyền Tể tướng. Ông là cố mệnh đại thần,một lòng trung với vua, nhưng tính tình nóng nảy, giết oan Nhân Chú nên vua cho là lộng quyền. Năm 1437 vua Lê Thái Tông cho ông được tự vẫn tại nhà. Năm 1484, đời vua Lê Thánh Tông cho rằng ông là người có công, chết không đáng tội nên truy tặng Thái Bảo Cảnh Quốc Công. Đền thờ ông ở xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Văn hóa Mỹ Latinh là một nền văn hóa đặc sắc và phong phú bởi sự kết hợp giữa các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa. Điển hình cho nền văn hóa này là lễ hội Ca-ni-van sôi động và các vũ điệu cuốn hút (tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha,…). Ca-ni-van là lễ hội đường phố tràn ngập âm nhạc cùng vũ điệu sam-ba được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro (Bra-xin) vào thời gian từ 28/2 – 4/3 hàng năm. Trong lễ hội này, người dân được hòa mình vào lễ diễu hành của các vũ công sam-ba nóng bỏng và quyến rũ.
tham khảo
Leonardo da Vinci, tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, ... Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Ông còn có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính:
- Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh;
- Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
Tại Khu di tích, vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), nhân dân trong vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc...