K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi

Em mong anh đã lâu

Như em mong chim phí

Em đợi anh đã nhiều

Như em đợi chim giông

Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:

Một trái dưa chẳng quên

Một trái bắp cũng dành cho nhau

10 tháng 2 2022

Bạn Tham Khảo ặk:)_

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Êđê (klei duê) và của người M’nông (nao m’pring) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Nó vừa là hiện thực cuộc sống là tri thức dân gian về tình yêu lao động, yêu con người, yêu buôn làng, núi rừng. Nó là bài ca đẹp như tiếng chim ca, tiếng suối chảy, tiếng chiêng ngân, giữa núi rừng Tây Nguyên không bao giờ phai mờ.

Người Ê đê đã nói về người có tài duê như sau:

Người có môi thần cho

Miệng thần tạo

Tai dính chặt với đầu

Là người có tài hát kưưt, mmui, ayray

Cũng như các dân tộc khác trên khắp mọi miền đất nước, phần lớn các bài ca của người Êđê, M’nông là những lời tâm tình của trai gái yêu nhau.

Chất liệu để tạo ra các bài duê về tình yêu nam nữ của người Êđê, M’nông bao giờ cũng gắn liền với khung cảnh thiên nhiên quen thuộc, với những vật dụng trong cuộc sống thường ngày của họ: quả dưa, chiếc gùi, chiếc võng, bông nghệ, dòng suối chảy, con chim cu đất… Các bài ca về tình yêu nam nữ thường mượn tự nhiên để nói về con người. Một số chất liệu quen thuộc trong môi trường sống của người Êđê, M’nông đã trở thành biểu tượng trong lời nói vần.

Hình ảnh bông hành, bông nghệ, chim giông tượng trưng cho tình yêu xa cách và mong ước gần nhau của nam nữ Êđê, M’nông:

Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi

Em mong anh đã lâu

Như em mong chim phí

Em đợi anh đã nhiều

Như em đợi chim giông

Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:

Một trái dưa chẳng quên

Một trái bắp cũng dành cho nhau

Và đặc biệt là chiếc vòng - mô típ quen thuộc và phổ biến nhất trong các bài ca dao về tình yêu:

Anh với em

Vòng đã trao

Lời thề giữ trong lòng…

Lúc xa nhau, trai gái Êđê, M’nông có chiếc vòng làm “vật tin”. Chiếc vòng tượng trưng cho sức mạnh tình yêu, là vật hứa hôn có nhiều ở các dân tộc. Đối với nam nữ Êđê, M’nông, chiếc vòng có một sức mạnh ràng buộc đặc biệt. Chiếc vòng là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy sắt son của họ.

Trong tâm trí người Việt vùng đồng bằng, “Cây đa, bến nước, sân đình” là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Còn đối với người Êđê, M’nông, bếp lửa, buôn xưa, bến nước cũng là hình ảnh sâu đậm trong tâm trí họ. Người đi xa nhớ về buôn làng của mình:

Nhớ cây đa bên suối Êa Dông

Đàn ong đậu làm rung lá

Bến nước của người Êđê, M’nông cũng có vai trò như cái giếng đầu làng của người Việt. Đây là nơi gặp gỡ sớm chiều của các bà mẹ, các cô gái, chàng trai. Chàng trai Êđê, M’nông gặp bạn gái bên bến nước, lúc về nhà tơ tưởng không nguôi:

Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm

Đêm nằm anh càng thương, càng nhớ

Còn cô gái thì ngỡ ngàng:

Ở bến nước của nhà ai

Mà phía trên trong màu ngọc

Mà phía dưới đục màu chì

Như bến nước của Hơ Kung, Y Du

Và mong ước:

Anh lấy nước ăn trầu

Vẽ lên triền núi đen

Bầy chuồn chuồn màu đỏ mây chiều

Đàn bươm bướm màu sương buổi sáng…

Qua tâm tình trai gái, nghệ nhân dân gian đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cao nguyên mang màu sắc huyền thoại. Ở một chỗ khác, tác giả đã khắc họa được bức tranh sinh hoạt chân thực, giản dị, đầm ấm và đậm không khí cộng đồng:

Tôi nghe tiếng kéo sợi đang reo

Thấy cô gái xinh

Lại thấy làn khói thuốc bay

Chàng trai đẹp bước vào

Bếp lửa gian trong chưa tắt ngọn

Các bài dân ca về tình yêu nam nữ thường mượn cảnh sắc thiên nhiên, cảnh tượng nương rẫy để biểu hiện tình cảm con người. Dựa vào các bài ca lao động về thiên nhiên, các cô gái và chàng trai Êđê, M’nông đối đáp với nhau nhằm gửi gắm tâm tình với người yêu, lúc đó tình cảm con người được soi vào thiên nhiên, vào nương rẫy và nương rẫy với thiên nhiên lại vang lên những cung bậc tình cảm của con người.

Ở giữa núi rừng sâu thẳm hoang vu, tiếng hát, tiếng cười của trai gái đi rừng đã làm thức dậy cây cỏ muôn thú. Tiếng những cô gái hái rau xanh bên hai bờ suối nghe ríu rít như đàn chim sẻ. Giọng ca của họ cất lên mới êm ả làm sao, tạo thành một giai điệu tình yêu êm ả:

Hái rau phí anh hỡi

Dọc dòng Krông Bông

Hỡi chàng trai cưỡi voi lên núi

Hãy đợi em đi chặt nõn lơ pong.

Mỗi bước đi của họ, rừng núi lại hiện ra những nét đẹp lạ thường của hoa quả, cỏ cây, chim thú, như nâng niu tình bạn, tình yêu của trai gái buôn làng:

Rừng này sao đẹp quá

Bên trái dây cuốn, dây leo

Bên phải cây nhiều cành, nhiều dóng

Trên ngọn khỉ vượn đùa vui

Thơm nức mùi quả hơ đá

Rộn ràng tiếng chim bang bôi

Hát mừng mùa hoa quả chín.

Nhìn chung, lời nói vần về tình yêu đôi lứa của dân tộc Êđê, M’nông vô cùng phong phú. Nó phản ánh tâm hồn trong sáng, tình yêu cao đẹp và mong ước của họ về một cuộc sống hạnh phúc giàu đẹp của ngày mai.

Chúc Bạn Học Tốt=))

@CaNdYcAnDy:)_

14 tháng 5 2019

Tìm hiểu, mô tả, đánh giá về đề xuất bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của - Tài liệu text

14 tháng 11 2016

^^ bn cần gấp ko )

14 tháng 11 2016

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.

Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.

Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.

Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.

Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?

Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?

Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

9 tháng 1 2020

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

20 tháng 5 2022

lớp 7 rồi k biết? 

20 tháng 5 2022

cứu mình đikhocroi