Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các khu vực tập trung đông dân:
+ Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên), Đông Nam Ả, Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đet, Pa-kit-xtan)
+ Châu Âu (các nước Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu trừ LB Nga).
+ Trung Mĩ và Ca-ri-bê.
- Các vùng thưa dân trên thế giới là:
+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương (vòng cực Bắc, đảo Grơn-Ien, các đảo và quần đảo phía bắc Ca-na-đa, phẩn bắc Xi-bê-ri, vùng Viễn Đông của LB Nga).
+ Những vùng hoang mạc ở châu Phi (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri, Na-mip), châu Á (hoang mạc Gô-bi, hoang mạc Nê-phút và Rưp-en Kha-li trên bán đảo Ả-rập...) và ở châu Đại Dương.
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-đôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao
Dân cư thế giới phân bố không đều.Có vùng đất dân cư đông đúc,ngược lại có các dân cư thưa thớt
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới
- Địa lý và khí hậu
- Tài nguyên tự nhiên
- Kinh tế và cơ hội làm việc
- Chính trị và xã hội
- Môi trường và bảo vệ môi trường
- Chính trị di cư và quyền di cư
- Văn hóa và xã hội
Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều do sự tương tác của nhiều yếu tố phức tạp. Một trong những yếu tố quan trọng là địa lý và khí hậu, với các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có sự tập trung dân cư cao hơn. Ngoài ra, tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và thảm thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định nơi mà con người định cư. Các khu vực có tài nguyên dồi dào thường thu hút dân cư. Khía cạnh kinh tế và cơ hội làm việc cũng chơi một vai trò lớn, với các thành phố lớn thường thu hút dân cư vì có nhiều công việc và cơ hội kinh doanh. Các yếu tố chính trị, xã hội, và môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, trong đó sự ổn định và hòa bình đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, văn hóa và xã hội, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, và gia đình, cũng có thể làm cho người dân có xu hướng sống gần với người có nền văn hóa và ngôn ngữ tương tự. Tổng hợp, sự phân bố dân cư trên thế giới là kết quả của sự tương tác đa dạng của các yếu tố này.
Tham khảo
*Đặc điểm phân bố dân cư:
-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian
-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.
+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.
*Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên thế giới:
-Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…
-Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
Nhìn chung trên địa cầu, sự phân bố dân cư rất không đồng đều: có vùng đông dân, có vùng thừa dân, thậm chí lại có vùng không có người ở. Mật độ dân số trung bình của thế giới năm 1992 là 36,4 người/km2, nhưng đi vào từng vùng thì tình hình khác đi nhiều.
refer
C3:Quá tải dân số hay nạn nhân mãn, bùng nổ dân số là một trạng thái thống kê theo đó số lượng của một sinh vật vượt quá khả năng chống đỡ của môi trường sống của nó. Theo cách nói thông thường, thuật ngữ thường chỉ mối quan hệ giữa số lượng con người và môi trường
refer
C4:
Sự phân bố dân cư trên thế giới :
-Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
-Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
-Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam.
-Phân bố không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư
-Những vùng núi, rừng, hải đảo… đi lại khó khăn
-Vùng cực, vùng hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
-Dân cư tập chung chủ yếu ở những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện.
dân cư thế giới phân bố không đồng đều do vị trí địa lí , lịch sử nhập cư ,...Ở việt nam dân cư phân bố cũng không đồng đều , ở các tỉnh miền núi, dân cư thưa thớt ở các tình như Hà Nội thành phố hồ chí minh thì bùng nổ dân số
tick cho mik nha cảm ơn nhiều
Đặc điểm phân bố dân cư thế giới: Phân bố dân cư trên thế giới không đều và có những đặc điểm chính sau:
- Tập trung ở các vùng đô thị: Dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn và vùng đô thị phát triển. Các khu vực đô thị thường có mật độ dân số cao và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống hiện đại.
- Phân bố thưa thớt ở vùng quê hương: Trái lại, vùng nông thôn và quê hương thường có mật độ dân số thấp hơn. Dân cư ở các vùng này thường sống dựa vào nông nghiệp và thường gặp khó khăn về tiện ích và cơ sở hạ tầng.
- Phân bố dân cư theo các đặc điểm địa lý: Sự phân bố dân cư còn phụ thuộc vào các yếu tố địa lý như địa hình, khí hậu, và tài nguyên tự nhiên. Ví dụ, các khu vực ven biển thường có dân số cao hơn do cung cấp nguồn sống từ biển và tiện ích du lịch.
Nguyên nhân vì sao dân cư phân bố không đều:
- Tài nguyên tự nhiên: Sự phân bố dân cư thường phụ thuộc vào sự có mặt của tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và khoáng sản. Những khu vực có tài nguyên dồi dào thường có dân số cao hơn.
- Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và nghề nghiệp của người dân. Các khu vực có khí hậu ấm áp thường thu hút dân số hơn so với khu vực khí hậu cực đoan.
- Cơ hội công việc: Dân cư thường tập trung ở các vùng có cơ hội công việc và kinh doanh tốt. Các thành phố và vùng đô thị phát triển thường có nhiều cơ hội làm việc và thu nhập tốt hơn.
- Chính trị và xã hội: quản lý xã hội đúng đắn có thể thu hút dân cư và đầu tư vào một khu vực cụ thể. Ngược lại, xung đột và không ổn định chính trị có thể đẩy người dân ra khỏi một khu vực.
- Lịch sử và văn hóa: Lịch sử và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân bố dân cư. Những nơi có giá trị lịch sử và văn hóa thường thu hút dân cư và du khách.
Tham khảo:
Câu 1:
Đặc điểm
- Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Dân cư tập trung đông ở Tây Âu, Ca-ri-bê, Trung Á - Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
+ Dân cư thưa thớt: Bắc Âu, Tây Á, châu Đại Dương,...
- Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
Câu 2:
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
+ Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
+ Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...
Câu 3:
* Đới khí nóng: - Giới hạn từ khoảng chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Bắc - 23 độ 27 phút Nam) - Đặc điểm khí hậu đới nóng: + Luọng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên nóng quanh năm + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín Phong + Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến trên 2000mm * Đới ôn hòa - Có hai đới ôn hòa, khoảng từ chí tuyến Bắc (23 độ 27 phút Bắc) đến vòng cực Bắc ( 66 độ 33 phút Bắc) và từ chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Nam) đến vòng cực Nam (66 độ 33 phút Nam) - Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa: Lượng nhiệt nhận trung bình, bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới + Lượng mưa trung bình từ 500mm đến trên 1000mm * Đới lạnh - Có 2 đới lạnh, từ vòng cực Bắc ( 66 dộ 33 phút Bắc) đến cực Bắc là từ vòng cực Nam (66 độ 33 phút Nam) đến cực Nam - Đặc điẻm khí hậu lạnh: + Lượng nhiệt nhận được rất thấp, lạnh giá quanh năm + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông cực + Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm
Tham khảo
1.
- Con người hiện nay có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng phân bố không đều, có nơi tập trung dân đông có mật độ cao, có nơi thưa dân, mật độ thấp.
- Con người tập trung nhiều nhất tại các khu vực sau:Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Âu, Đông bắc Hoa Kỳ…
2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
+ Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
+ Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...
Ví dụ bạn tự lấy nhé
3.
Có hai đới ôn hòa, khoảng từ chí tuyến Bắc (23 độ 27 phút Bắc) đến vòng cực Bắc ( 66 độ 33 phút Bắc) và từ chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Nam) đến vòng cực Nam (66 độ 33 phút Nam)
- Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa:
Lượng nhiệt nhận trung bình, bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm
+ Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới
+ Lượng mưa trung bình từ 500mm đến trên 1000mm
* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao
Chúc bn hok tốt!
Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:
+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng diện tích tự nhiện ở đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng bằng rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993); ĐBSCL là 393 người/km2 (1993).
+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2 (riêng Kontum là 25 người/km2).
Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
+ Ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.
+ Ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là 1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; Hải Dương, Hưng Yên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.
- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước.
* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.
- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.
- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.
- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.
- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:
Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.
Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên.
* Hậu quả:
- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng: trong khi đồng bằng dân số tập trung rất đông nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn -> việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng bằng và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.
- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất Nhà nước bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh -> nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.