K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2020

Ở chương trình lớp 6, học sinh đã được học một số văn bản nhật dụng, bao gồm “Động Phong Nha”, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Khi lên lớp 7, học sinh tiếp tục được tiếp cận với dạng văn bản này nhưng ở mức độ cao hơn, với ba văn bản: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”

Cô Trang giúp học sinh phân tích khái niệm về văn bản nhật dụng: “Nhật dụng, “nhật” tức là hàng ngày, “dụng” là sử dụng. Vậy dựa vào tên văn bản, chúng ta có thể hiểu văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến những vấn đề hàng ngày, gần gũi với mỗi con người. Ví dụ như: giáo dục, môi trường, sức khỏe, gia đình…”.

Cách viết của văn bản nhật dụng khá tự do, có thể sử dụng các thể loại, phương thức biểu đạt đa dạng và phong phú. Đó là văn bản trữ tình, hoặc văn bản tự sự, hoặc cũng có khi là thể loại kí, truyện…

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em thích nhất chi tiết cuối truyện là :" Đi đi con Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" vì câu nói này của người mẹ mang rất nhiều ý nghĩa .Thế giới kì diệu ở đây không phải là thế giới của ông bụt, bà tiên mà là thế giới em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người, được có những tình cảm bạn bè ,thầy cô trong sáng, là nơi lưu giữ những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

Các văn bản nhật dụng đã được học :

+ Cổng trường mở ra

+ Mẹ tôi

+ Cuộc chia tay của những con búp bê

Nội dung những văn bản trên là những vế đề bức thiết trong xã hội như các vấn đề về gia đình, quyền trẻ em, môi trường,....

Ngoài ra còn có bài Ca Huế trên sông Hương.

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )* Trả lời câu hỏi sau:a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.

b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.

c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.

b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.

Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm... 

( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.78 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.

c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.

d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

1
2 tháng 5 2021
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên bài sống chết mặc bay từ đầu ... tình cảnh trông thật là thảm
26 tháng 1 2022

Refer:

1,  Các văn bản nhật dụng đã học :

1/ Cổng trường mở ra

-Nội dung: Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người.

Văn bản đề cập về vấn đề giáo dục, khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với con người, khuyến khích tự lập tự bước đi trên đôi chân của mình

2/ Cuộc chia tay của những con búp bê

-Nội dung: Vấn đề hạnh phúc gia đình bị chia cắt, con cái chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. Tình cảm, tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng của cả 2 em bé

Văn bản đề cập về vấn đề gia đình trong cuộc sống với lời nhắn nhủi đến mỗi gia đình và toàn xã hội hãy hiểu và hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ, hãy lắng nghe những mong ước cháy bỏng của tuổi thơ: mong ước có được 1 gia đình hạnh phúc

3/ Mẹ tôi

- Nội dung: Nói về người mẹ có vai trò vô cùng quan trong trong gia đình. Phải yêu thương, kính trọng người mẹ của mình

Văn bản đề cập đến vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình và tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tính cảm thiêng liêng nhất đối vs mỗi con người.

4/  Ca Huế trên sông Hương

- Nội dung : Tả cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời giới thiệu các làn điệu dân ca Huế thể hiện lòng tự hào về Huế

- Thành công trong việc miêu tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.

2, 

1. Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền nước Nam và quyết tâm chống giặc ngoại xâm

+ Nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép

2. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải

+ Nội dung: Chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị

+ Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm xúc, giọng thơ hân hoan, tự hào

3. Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

+ Nội dung: Bức tranh cảnh vật làng quê

+ Nghệ thuật: điệp ngữ, tiểu đối, ngôn ngữ đậm chất hội họa

4. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi

+ Nội dung: Cảnh đẹp thiên nhiên đất Côn Sơn 

+ Nghệ thuật: giọng điệu nhẹ nhàng êm ái, đại từ hô gọi "ta"

5. Sau phút chia li - Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm?

+ Nội dung: Nỗi sầu của người phụ nữ có chồng ra trận

+ Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, thể thơ song thất lục bát, điệp từ, điệp ngữ

6. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

+ Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ

+ Nghệ thuật: ẩn dụ, kết cấu chặt chẽ

7. Qua đèo ngang - bà Huyện Thanh Quan

+ Nội dung: nỗi niềm nhớ nước thương nhà

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tả cảnh ngụ tình, phép đối, từ láy

8. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

+ Nội dung: tình bạn chân thành thắm thiết

+ Nghệ thuật: phép đối, nói quá, giọng điệu dí dỏm

9. Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh

+ Nội dung: sự gắn bó hòa hợp giữ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước

+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

10. Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh

+ Nội dung:Tình yêu thiên nhiên, cảnh đêm trăng Việt Bắc

+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, liên tưởng, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị

28 tháng 1 2022

mình cảm ơn bạn nha

“ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”(Ngữ văn 7, tập 2)1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, do ai...
Đọc tiếp

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”

(Ngữ văn 7, tập 2)

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, do ai viết? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

2. Nêu ý nghĩa của câu văn in đậm đối với văn bản. Tìm thêm 1 câu nữa trong đoạn trích trên có vai trò tương tự.

3. Tìm và nêu ý nghĩa trạng ngữ trong đoạn văn.

4. Hình ảnh “làn sóng” cùng với các động từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” được sử dụng trong đoạn văn có tác dụng gì?

5. Từ văn bản và hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy viết một đoạn văn không quá 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta 

1
14 tháng 3 2020

1. Đoạn trích thuộc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.

Hoàn cảnh ra đời: 2/1951, đại hội lần hai của Đảng Lao động Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ban chấp hành đọc Báo cáo chính trị. Trong báo cáo có văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

2. Câu văn in đậm xác định luận điểm của bài viết. Câu văn tương tự: Đó là một truyền thống quý báu của ta.

3. Từ xưa đến nay -> trạng ngữ có ý nghĩa thời gian.

4. Hình ảnh làn sóng với các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm có tác dụng khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.