K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm )

Đọc văn bản sau:

               NHÀN             

Một mai(1), một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).

                     (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II)

* Chú thích:

(1) Mai: dụng cụ đào đất, xới đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai, dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này).

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8: tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cánh hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả.

Câu 3 (0.75 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê có trong hai câu thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu 4 (1.0 điểm): Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng)  

3
4 tháng 3 2024

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ liệt kê: Một mai, một cuốc, một cần câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh: sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn; vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý…

Câu 4:

Quan niệm khôn – dại của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả.

Câu 5:

Là người sống giản dị, thanh bạch.

– Là người có trí tuệ, cốt cách thanh cao.

– Là người bản lĩnh: coi thường danh lợi.

7 tháng 3 2024

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ liệt kê: Một mai, một cuốc, một cần câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh: sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn; vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý…

Câu 4:

Quan niệm khôn – dại của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả.

=>Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

Câu 5:

Một số gợi ý:

– Là người sống giản dị, thanh bạch.

– Là người có trí tuệ, cốt cách thanh cao.

– Là người bản lĩnh: coi thường danh lợi.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp Câu 2 ( .0 di tilde e m). Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ 3 và 4? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (0.5 điểm): Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ? Câu 4 (1.0 di tilde e m) : Anh/chị hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?

0
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. ( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định và...
Đọc tiếp

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:

Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

2
28 tháng 2 2020

1. Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

2.

- Sử dụng thành công nghệ thuật đối

+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống

_ Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau.

->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.

_ Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập

->con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh

-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.

+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:

_ Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.

->Dại mà hóa ra không dại.

_ Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.

->Khôn mà hóa ra không phải khôn.

3.

- Nghệ thuật đối: tác giả dựng lên bức tranh tứ bình xuân hạ thu đông

-> Gợi nhịp điệu tuần hoàn của thời gian đều đặn, thong thả.

-> Gợi ra tâm thế chủ động, ung dung, thoải mái khi tác giả hòa hợp nhịp sống của mình với nhịp điệu chảy trôi của thời gian.

- Điệp từ: lặp lại hai lần động từ “ăn” và “tắm”

-> Tất cả những nhu cầu tối thiểu của con người đều được đáp ứng một cách thoải mái, tuần tự mùa nào thức ấy.

-> Thức ăn ở đây là sẵn có, do con người tự làm ra, là thành quả lao động của con người. Đây đều là những sản vật dân dã, là cây nhà lá vườn

- Nơi tắm: hồ, ao -> Sẵn có trong tự nhiên, xung quanh mình, không phải cầu kì tìm kiếm.

=> Cuộc sống đạm bạc, thực sự đạm bạc nhất là khi đó là cuộc sống của một bậc đại quan dưới triều nhà Mạc.

Đạm bạc nhưng không hề khắc khổ. Khắc khổ khiến người ta cảm thấy lo lắng, thiếu thốn. Đây là cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.

-> Không phải nhọc công tìm kiếm nên không phải đua chen tranh giành để tìm sự đủ đầy, vinh hoa phú quý.

=>Mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản, thảnh thơi.

=> Cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại.

4. Sống nhàn với Nguyễn Bình Khiêm là chan hòa với thiên nhiên để giữ cốt cách thanh cao.

1 tháng 3 2020

4.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

"Một mai một quốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Với cách sử dụng số đếm:" một" rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao "

Tìm nơi "vắng vẻ" không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao."Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: "ta" đối với "người", "dại" đối với "khôn", "nơi vắng vẻ" đối với "chốn lao xao" tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. ( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định và...
Đọc tiếp

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:

Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

1
11 tháng 12 2020

câu 1, thất ngôn bát cú

câu 2, nghệ thuật tương phản: nơi vắng vẻ><chốn lao xao, dại><khôn, ta><người;

cho ta thấy đc triết lí sống thâm trầm: dại chính là khôn, khôn lại là dại.

câu 4, nhàn: ko lánh đời, ko khắc khổ, sống ở trần gian mà ko vướng bụi trần. 

nhàn: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

ý kiến cá nhân, mong thông cảm, cảm ơn

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)            Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:          MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng​ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

           Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

         MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng​

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 điểm)    

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 điểm)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 điểm)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi -  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 điểm)

32
17 tháng 5 2021

câu 1:chủ đề cuả bài thơ là:sự nhận thưć cuả người con về công ơn cuả mẹ

câu 2 :phép điệp trong khổ thơ 1 là:những muà quả

phép đối:lũ chúng tôi lớn lên-bí và bầu lớn xuống

câu 3:

chữ "quả"mang ý nghiã tả thực:dòng 1 và dòng 3 cuả khổ đâù.

chữ "quả"mang ý nghĩa biểu tượng:dòng 1 và dòng 4 cuả khổ cuối.

câu 4:nghĩa cuả cuṃtừ quả non xanh :chưa đến độ chín ,chưa trưởng thành;chưa làm được nhưng điều xưng đáng với sự mong đợi cuả mẹ,chưa thanh̀ người tốt. 

I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Người lên ngựa, kẻ chia bào,                                Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san                Dặm hồng bụi cuốn chính an            Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh               Người về chiếc bóng năm canh                  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi  ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Người lên ngựa, kẻ chia bào,
                               Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
               Dặm hồng bụi cuốn chính an
           Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
              Người về chiếc bóng năm canh
                 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
         Vầng trăng ai xẻ làm đôi
   Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trưởng.

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều,

Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr.142-143)

Chú thích: (1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở

                   (2) Chính an: việc đi đường xa

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

25
13 tháng 5 2021

thể thơ lục bác hay sao ý

13 tháng 5 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát.

Câu 2: Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng.

Câu 3: 

- Điệp từ: người, kẻ.

- Tác dụng của phép điệp:

+ Diễn tả tình cảnh chia li và tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của Thúy Kiều và Thúc Sinh.

+ Giúp cho lời thơ nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

Câu 4:

Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:

- Nỗi buồn li biệt và sự nhớ thương khôn nguôi dành cho Thúc Sinh.

- Sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng.