Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
a) Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
- Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên
- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.
- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :
Câu ghép | Cách nối các vế câu | Cách sắp xếp các vế câu |
a | Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả. | -Vế 1 chỉ nguyên nhân - Vế 2 chỉ kết quả |
b | Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ. | - Vế 1 chỉ kết quả - Vế 2 chỉ nguyên nhân |
II - Luyện tập
(1) Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:
a)
(1)Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
b)(2)Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
c) (3)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
Câu ghép | Vế nguyên nhân | Vế kết quả | QHT, cặp QHT |
1 | Bác mẹ tôi nghèo (vế 1) | Tôi phải băm bèo, thái khoai (vế 2) | Bởi chưng - cho nên |
2 | Nhà nghèo quá (vế 1) | Chú phải bỏ học (vế 2) | Vì |
3 | Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 2) | Lúa gạo quý (vế 1) | Vì |
4 | Nó đắt và hiếm (vế 2) | Vàng cũng quý (vế 1) | Vì |
(2) Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết) :
Câu ghép | Câu ghép mới |
1 | M: Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi |
nghèo. | |
2 | -> Chủ phải bỏ học vì nhà nghèo quá. |
Vì nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học. | |
3 | Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra lúa |
gạo nên lúa gạo rất quý. | |
4 | -> Vì vàng đắt và hiếm nên nó rất quý. |
3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :
a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy : “Nhờ và tại" hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại" gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ".
4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.
c) Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
a,Những chi tiết nào cho thấy Mơ không thua kem các bạn trai?
....... Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.....................................................................................................
............................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
b,Đọc xong câu chuyện này em có suy nghĩ gì về Mơ?
.............. Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn*...........................................................................................
...........................................................................................................
..........................................................................................................
........................................................................................................
Nội dung bài :
Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.
trả lời câu hỏi :
1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Trả lời:
Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.
3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
Trả lời:
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
Trả lời:
Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.
1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
Trả lời:
Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức - thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.
2. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
Trả lời:
Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.
3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
Trả lời:
Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vàn Đức Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
Trả lời:
Lời đáp của ông cụ cuối truyện:
- Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.
Hk tốt
Tuần 19
- Tập đọc: Người công dân số Một
Tuần 20
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Tuần 21 :
Tập đọc: Trí dũng song toàn