K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2019

trong lớp em bn nào em cx thích nhưng người bạn chơi thân với em nhất đó là Huyền.

Huyền có mái tóc đen óng mượt dôi mắt đen nháy . Huyền là lớp trưởng lớp em ,hok rất giỏi  luôn giúp đỡ các bn trong lớp hok tập và nhất là em.chúng em đi đâu cx có nhau,bn ấy động viên em trong lúc buồn,cùng vui với em.Là  người bn tốt nhất của em từng chơi.

hok tốt

4 tháng 4 2019

Em rất tốt nhưng anh rất tiếc

Hà Nội nằm ở Trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của Việt Nam. Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ bị bất ngờ bởi nhịp sống trẻ trung, năng động. Cơ sở hạ tầng ở đây rất điện đại và tráng lệ. Dọc theo đại lộ mọc lên biết bao nhiêu những tòa cao ốc, những khu trung tâm thương mại, những cơ quan hành chính. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học uy tín và nổi tiếng trong nước như Ngoại thương, Bách khoa, Kinh tế quốc dân,... Ban ngày, các con đường không ngớt xe đi lại, hay bị tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là vào những giờ cao điểm, khi các em học sinh đến trường và người lớn đi làm. Tuy nhiên, về đêm, Hà Nội nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Tất cả các con đường, mái nhà chìm ngập trong ánh sáng rực rỡ sắc màu, những quán ăn dọn hàng. Lúc này, hầu như mọi người đã trở về nhà từ cơ quan, quây quần bên mâm cơm gia đình. Sau đó, họ dẫn nhau đi đến những khu vui chơi giải trí, công viên để thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Với mình, Hà Nội là một một nơi tuyệt vời để sống và làm việc. Về đêm đi lang thang giữa lòng đường Hà Nội, mùi hoa sữa tràn ngập dọc con đường khiến tâm hồn trở nên bình yên đến lạ kì. Trong tương lai sắp tới, mình sẽ xây một căn nhà xinh đẹp cho riêng mình ở đây.

3 tháng 2 2022

mình cũng biết nhưng dài lắm để mai nhé ?

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha

19 tháng 1 2018

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.

Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.

Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.

BẠN THAM KHẢO NHÉ !!!

19 tháng 1 2018

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở tỉnh cực Nam tổ quốc Việt Nam thân yêu - tỉnh Cà Mau.

Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.

Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ. Em rất yêu quý ngôi trường của em!

25 tháng 12 2021

tk

Tôi còn nhớ ngày đầu tiên Lam chuyển nhà đến gần nhà tôi, tôi rất ấn tượng với cô bạn dễ thương xinh xắn nhà hàng xóm. Kể từ hôm đó, chúng tôi đã trở thành bạn tốt của nhau và đến nay cũng được mấy năm rồi. Lam và tôi bằng tuổi nhau. Bạn ấy có khuôn mặt hình trái xoan, nước da trắng hồng và mái tóc hung hung màu hạt dẻ. Đôi mắt tròn, cùng cái mũi dọc dừa cao ráo càng làm cho Lam có nét giống cô gái phương Tây. Mọi người, khi gặp Lam đều ấn tượng với bạn ấy bởi nụ cười duyên dáng, cùng chiếc răng khểnh nhỏ xinh. Tôi đặt cho Lam biệt danh là “mặt trời” vì mỗi lần thấy Lam cười tôi như nhìn được cả không gian đầy nắng ấm. Tuy bằng tuổi nhau lại còn chơi thân nhưng tôi và Lam lại có tính cách khác nhau. Cô bạn của tôi học hành rất chăm chỉ, không những thế còn rất đảm đang vì Lam là con cả trong nhà. Tôi vẫn thấy dáng hình nhỏ nhắn của Lam trước sân nhà, khi thì quét dọn, lúc lại tưới cây trong vườn. Trong khi đó, với mẹ tôi, tôi vẫn là đứa trẻ lười biếng, học hành không tốt, chẳng bao giờ biết dọn dẹp nhà cửa hay phụ mẹ việc nhà. Thỉnh thoảng, mẹ tôi vẫn lấy cô bạn của tôi để so sánh với tôi. Lúc ấy tôi chỉ cười và nói chúng con là một cặp bù trừ để tạo nên sự hoàn hảo.

Tôi và Lam học cùng lớp. Ở trường, Lam là học sinh giỏi toàn diện thầy cô và các bạn trong lớp ai cũng yêu mến. Lam luôn cẩn thận và tỉ mỉ mỗi khi làm bài tập mà thầy cô giao về nhà. Không chỉ nháp những bài toán, mỗi khi viết văn bạn ấy cũng sẽ lập dàn bài chi tiết rồi mới viết vào vở. Nhiều khi thấy tôi làm bài tập với thái độ cẩu thả Lam sẽ cho tôi mấy cái cộc đầu và lại ngồi hướng dẫn tôi từng chi tiết nhỏ để làm sao trình bày bài vừa dễ hiểu lại khoa học. Nhờ sự chỉ bảo của Lam, thành tích học tập của tôi đã có nhiều tiến bộ. Còn với các bạn trong lớp, Lam luôn thân thiện sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, nên cả lớp ai cũng quý Lam. Không những thế, Lam có giọng hát rất hay trầm ấm và lôi cuốn người nghe. Mỗi khi nhà trường tổ chức chương trình văn nghệ, cả lớp chúng tôi sẽ được thấy một màn lột xác của cô bạn trên sân khấu. Lúc này, Lam như một ca sĩ chuyên nghiệp mà chúng tôi ở bên dưới ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tài năng của Lam.

Tôi rất yêu mến Lam, nhờ có bạn mà tôi thấy mình cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa. Lam không chỉ là bạn thân trên lớp, một người hàng xóm tốt bụng mà với tôi Lam là tấm gương sáng để em học tập noi theo.

13 tháng 4 2022

cho hỏi bạn chép ở đâu vậy ạ ?

15 tháng 10 2018

Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.

Trước hết, ta thấy nhân vật “tôi" trong tác phẩm là một người trí thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc… ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"

Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.

Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến nhu thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: Ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí “ở hiền gặp lành” còn tồn tại nữa chăng?

Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão… cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”. Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.

Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!

Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kỉ thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.

15 tháng 10 2018

Nguyễn Minh Ánh dài thế, đoạn văn mà, chắc chép mạng r

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.