K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2020

Tham khảo :

Đề 1 :

Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.

Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.

Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chùm hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

Đề 2 :

 Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem

Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.

Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.

                                                Bài làm :tham khảo nha:

Trường học vốn là mái nhà thứ hai đầy thân thương của chúng ta.Nơi đây, ta có bao nhiêu kỉ niệm gắn với thầy cô, bạn bè. Thậm chí, khi xa trường rồi, từng ngóc ngách nhỏ, từng vật đơn sơ của mái trường cũng trở nên đáng nhớ, gợi cho ta biết bao xúc động khi nhớ về. Nào là bác trống hằng ngày đều đặn báo giờ vào lớp, giờ tan học, giờ ra chơi, bác bảng đen chúng ta vẫn thường nhìn lên để tiếp thu kiến thức mới, và không thể không kể đến cây phượng đứng ở góc sân trường, là người bạn vô cùng thân thiết, gắn bó với mỗi học sinh. Phượng từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc họa, hoa phượng trở thành loài hoa biểu tượng cho tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng.Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.

Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.

Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.

Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?

Học tốt !!!

17 tháng 7 2018

"Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng 
Dẫu báo giông đã thấm bao ngày qua 
Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ 
Còn mãi sức sống cây bàng xưa"

Mỗi khi câu hát trong đài phát thanh vang lên , em lại nhớ về cây bàng trong sân trường em- một cây bàng có tuổi lặng lẽ bên góc sân trường.

Cây bàng là loài cây che bóng mát, cây được các bác bảo vệ trồng đã khá lâu từng mấy chục năm trước. Cây bàng ấy đã chứng kiến bao thế hệ học sinh như chúng em từ thuở bỡ ngỡ đến khi ra trường. Em mới làm quen với cây bàng được gần một năm. Vì đã cao tuổi nên rễ bàng rất to, ngoằn nghoèo như những con rắn lớn đang bò, chúng còn cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây lớn lên. Cây có thân rất to, phải mấy vòng ôm mới xuể. Thân cây xù xì một lớp vỏ nâu sẫm, điểm trên thân cây có vài cái u to như cái bát ô tô. Mỗi lần em chơi trốn tìm với các bạn thì thân cây trở thành nơi trú ẩn khá tốt, và những lần chơi bịt mắt bắt dê, cây bàng cũng là địa điểm lí thú để chúng em tổ chức trò chơi. Vì bàng là cây che bóng mát nên tán cây rất rộng, vươn dài tỏa khắp phía với cành lá xum xuê xanh mướt xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em nổi bật giữa nền trời xanh biếc với những đám mây bồng bềnh. Lá bàng trông giống như một chiếc quạt ba tiêu thu nhỏ, là bàng đổi màu đỏ tía tuyệt đẹp khi mùa thu đến khiến em ngắm nghía mãi không dời mắt. Ông già đông đến, lá héo tàn và rụng dần, dải đầy một góc sân trường, cây chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu và thân cây to lớn. Khi nhìn thấy cây bàng rụng hết lá giữa mùa đông lạnh giá, một mình chống chọi lại với từng trận mưa rả rích khiến em thấy thương cây bàng, chỉ mong mùa đông qua, nàng xuân về thật nhanh để khoác lên mình cây một bộ áo mới, xanh tươi và tràn ngập sức sống.

Cây bàng không chỉ là nơi chúng em tụ tập chơi các trò chơi mà còn là nơi em học bài, giải những bài toán khó hay viết những bài văn hay. Bàng luôn trở thành một người bạn trầm lặng, lắng nghe tâm sự của em, mỗi khi buồn hay vui hãy thì thầm với cây bàng, các tán lá xanh tươi ấy sẽ rung rinh theo làn gió thoảng như đáp lại lời của em. Mùa hè cũng là mùa thi đến, mùa cây bàng đang xanh tươi, um tùm cành lá, thoáng chốc đã nghỉ hè, xa cây bàng sẽ nhớ lắm bàng ơi. Mấy tháng thôi chúng ta sẽ gặp lại nhau, và cả các bạn, cùng nhau chơi đùa thỏa thích.

Cây bàng- một loài cây mang trong mình bao hoài niệm của tháng năm. Có lẽ khi ta lớn lên, rời xa mái trường thì đừng quên cây bàng thân thuộc ấy, nơi chất chứa những mộng mơ tuổi học trò.

17 tháng 7 2018

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian tuy ngắn mà vui vẻ nhất, ý nghĩ nhất trong đời người. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây phượng vĩ trước cổng trường em

Nhìn từ xa cây phượng như một chiếc ô khổng lồ, màu xanh của lá hòa cùng màu xanh của bầu trời cao vợi trong sáng của mùa hè.Cây phượng vĩ trước cổng trường em đã cao tuổi, thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt nhỏ xíu đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ, tràn đầy nhựa sống mỗi khi hè về.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời.Trời hè với những tia nắng chói chang nhưng kì lạ, càng nắng to hoa phượng càng đua nhau đỏ rực rỡ tăng sự tươi mới cho bầu không khí nơi đây, lá phượng cũng xanh ngắt đua lên trời cao. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm, đó là những kỉ niệm khó phai.Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Khi em nghĩ đến lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ trước cổng trường , chẳng có bóng học sinh đến, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ cổng trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

16 tháng 10 2018

bn vào cái này mà tham khảo mk trả lời ở đấy

https://olm.vn/hoi-dap/question/1064237.html

b/ Tả một em bé ( hoặc một bạn nhỏ )

trực tiếp, 

Hải Anh, nhưng gia đình tôi thường gọi bé bằng cái tên thân mật là Miu-người tôi yêu thương nhất , em gái mới sinh của tôi.

gián tiếp

Là người không thích trẻ con nhưng vẻ ngoài đáng yêu của chúng vẫn khiến tôi phải thích thú mỗi khi ngắm nhìn. Dì tôi mới sinh em bé- Bé Ngọc . Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu và ngộ nghĩnh.

a/ Tả một bác đưa thư hoặc một người hàng xóm.

trực tiếp

Anh Nam là người hàng xóm cạnh nhà em. Anh hơn em năm tuổi nhưng có nhiều đức tính tốt em cần học hỏi. Mọi người trong làng ai cũng quý mến anh.

 gián tiếp

Con người sống vốn không chỉ để tồn tại một cách riêng lẻ mà luôn luôn có sự chung sức của những người xung quanh. Bởi vậy mà tình làng nghĩa xóm vốn là một truyền thống quý giá của ông cha ta tự bao giờ. Em rất yêu quý những người hàng xóm của em, nhưng trong tất cả, em vẫn dành một tình cảm đặc biệt cho cô Vi - người họ hàng xa và cũng là người hàng xóm thân thiết của nhà em

  

25 tháng 4 2018

Đề 1: Tả con sông quê em.

   1) Mở bài kiểu gián tiếp

   Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.

   2) Kết bài kiểu mở rộng

   Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.

   Đề 2: Tả cánh đồng lúa của quê em.

   1) Mở bài kiểu gián tiếp

   Em được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em.

   2) Kết bài kiểu mở rộng

   Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em.


k mk na <3

16 tháng 7 2018

mk thử :

hình ảnh tiêu biểu : 

a, mùa đông :

- Cây vươn lên và trụi trơ ko còn lá 

b, Mùa xuân :

- Là cây bàng đâm trôi nhưng cành lá mơn mởn .

c, Mùa hè :

- Lá um tùm bao cảnh sân trường

d, Mùa thu 

Có những quả chín 

Tôi thích nhất mùa Hè vì nó nhiều lá xanh um tùm 

Trông rất đẹp .

hok tốt

16 tháng 7 2018

giúp mình đi mà

Mỗi loại hoa đều mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Chúng đều đem lại cho mọi người những cảm giác thích thú, thoải mái và dễ chịu sau những giờ học tập và làm việc căn thẳng. Nhưng đối với em, loài hoa đặc trưng và đẹp nhất của mùa xuân ở phương Nam vẫn là hoa mai.

Thấm thoát, một năm sắp qua đi, mọi người lại chuẩn bị đón Tết. Cây mai dường như cũng âm thầm chuẩn bị đón xuân – mùa mà nó sẽ phơi bày hết vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng. 

Cây mai trước sân nhà em đã được mẹ vun trồng lâu lắm rồi ! Thân nó sần sùi, phân cành nhiều và toả rộng. Vào những ngày cuối năm, cây bắt đầu rụng lá : mới ngày nào lá cây còn xanh mơn mởn, thế mà bây giờ, vài chiếc lá khô quắt lại, rồi theo những làn gió nhẹ, thoang thoảng đưa đi xa hoặc nằm rải rác trên mặt đất. Trông cây già nua, các cành khẳng khiu, không có lấy một chiếc lá như không còn chút sức sống nào. Vậy mà mới chớm mưa xuân của đầu năm mới, trông cây như vừa hồi sinh lại với một vẻ đẹp tươi tắn và khoẻ khoắn. Vỏ cây căng lên, màu nâu khô nhạt và tươi rói để chuẩn bị đâm chồi nảy lộc. Từ trong các kẽ là, các cành cây, muôn vàn chiếc nụ hoa nhỏ bé, xinh xắn nhú ra trông như những đám lửa sáng rực dưới ánh nắng ban mai. Thời gian trôi qua thật nhanh, các nụ hoa đó lớn dần lên, như đang hé môi cười với mọi người. Rồi từ từ chúng trổ ra thành năm cánh hoa vàng tươi, mịn màng, mảnh mai như lụa, toả hương thơm thoang thoảng, nhè nhẹ khắp sân nhà, thu hút các chú ong. Đến ngày mồng một Tết, cả cây mai bừng lên một màu vàng rực rỡ trông như một ngọn đèn khổng lồ khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ khen ngợi.

Để chuẩn bị cho dịp Tết đến, xuân về, mẹ em đã sắm mọi thứ cho gia đình, nào là : quần áo, bánh kẹo, đồ cúng,… Mẹ đem cả chậu cây mai vào nhà. Em phụ mẹ treo những tấm thiếp chúc mừng, những thỏi vàng, những quả châu,… lên các cành cây. Cả màu sắc rực rỡ của cây mai như thắp sáng cả gian phòng, rồi như hoà vào với ánh nhang trầm làm cho cả gian nhà như ấm cúng hơn trong những ngày gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Cả cây mai sắc vàng đều mang bên mình một vẻ đẹp lộng lẫy, tươi thắm riêng, một sắc thái riêng như đang ẩn chứa bao lời cầu chúc năm mới với bao điều may mắn và tốt đẹp.

Em yêu quí cây mai này biết bao ! Loài hoa đã đem lại nhiều niềm vui khi Tết đến, xuân về. Mỗi ngày, em đều phụ mẹ chăm sóc, tưới nước, chăm bón, nhặt lá sâu,… cho cây để nó luôn tươi tốt, luôn giữ được vẻ đẹp thuần khiết, vĩnh cửu trường tồn với thời gian.

                                                                 Bài làm           :

Thật không có loài hoa nào có vẻ đẹp cao sang và lộng lẫy  như hoa mai. Trong mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai bung nở vàng cả thôn làng, dệt nên sắc xuân tươi thắm, làm không gian tết trở nên sống động khác thường.

Nếu người miền Bắc yêu chuộng cái sắc hồng son phơn phớt của hoa đào thì người miền Nam lại say mê cái sắc vàng ươm tươi tắn của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang đến cho cái tết cổ truyền Việt Nam nét xuân quyến rũ và sức sống mãnh liệt trong nghìn năm qua.

Ở nước ta, mai có hai loại: mai xuân và mai tứ quý. Mai xuân chỉ nở khi mùa xuân đến. Mai tứ quý nở hai lần trong năm, chính vì vậy loài mai này còn có tên là “Nhị độ mai” (tức “mai nở hai lần”). Mai tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Bởi vậy khi hoa đã tàn mà người ta còn ngỡ như cây mai đang chuyển sang một vận hội khác.

Cây mai có dáng vẻ thanh cao đến kì lạ. Thân cây mềm mại, lá xanh thắm biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Để cho hoa nở đúng vào ngày mùng một đầu năm người ta thường bẻ lá đồng loạt và tưới cây đúng cách kích thích nụ hoa bung nở và lộc biếc vươn cành.

Hoa mai nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín cánh, mười cánh. Những cánh hoa vàng kết dính vào tâm, xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Nhị hoa bé xíu rung rinh trong gió. Từng chùm lá non khoe khuẩy trong nắng. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của an lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Ấn tượng nhất là khi hoa mai nở. Mới đêm qua, búp nụ còn e ấp, thế mà sáng ra, cả cây mai rực rỡ sắc vàng, nhìn xa xa giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ. Những cánh hoa bé xíu dịu dàng đu đưa trước gió cho ta cảm giác thanh bình, ấm áp ngày xuân. Có lẽ, hoa mai là loài hoa thắng thế trong cuộc đua sắc màu. Nó là loài hoa nở trong ngày đầu tiên của năm, là loài hoa nhiều hoa và rực rỡ nhất.

Tươi đẹp là thế. Rực rỡ là thế. Tuy nhiên, hoa mai nhanh nở chóng tàn. Hoa nở trong tuần là bắt đầu rụng cánh. Từng cánh hoa thưa thớt rụng xuống. Rồi bỗng một sớm nào đó, toàn bộ cây mai trút bỏ chiếc áo vàng chỉ còn trơ trọi cành và mấy búp chồi xanh đứng trầm tư trong im lặng. Thế nên, người xưa hoa mai thường ví như cái đẹp mỏng manh, dễ vỡ.

Có mai là có xuân. Người Việt Nam thường chơi hoa mai vàng vào những ngày tết. Một cành mai cắm vào lọ độc bình để ở chính giữa nhà là đã có cả một mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hi vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn, để cho đẹp mà cành hoa mai ngày Tết còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình sum vầy trong năm mới sắp đến.

Bằng một cây mai vàng, người Việt đã đưa vũ trụ quan vào nhân sinh quan vào trong thú chơi tao nhã này. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu; bao gồm cả thiên, địa, nhân; lại có cả ngũ hành tương sinh tương khắc hòa quyện triết lí đông phương. Nếu phần thân rễ biểu hiện cho cốt cách cứng cỏi của người quân tử thì phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày tết thêm lá non nảy lộc tươi mát là nguồn hạnh phúc, là tài lộc vượng phát sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.

Đến rồi đi, nở rồi tàn, hoa mai biểu trưng sâu sắc cho cái vòng xoay tuần hoàn đầy khắc nghiệt của vũ trụ. Từ nghìn năm qua, hoa mai vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong tâm linh người Việt, trở thành biểu tượng của mùa xuân, của cái đẹp, của tâm hồn bình dị mà hòa thắm thương yêu của dân tộc ta.

25 tháng 4 2018

MB: Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên. 

16 tháng 9 2018

Cách gián tiếp là :Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

Cách mở rộng là :Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”, những lời hát da diết và đầy  tràn cảm xúc đã thể hiện được những nỗi nhớ mong da diết trong tâm hồn của mỗi người giá trị đó đã để lại cho mỗi người những cảm xúc rất đặc biệt vả nó da diết đến vô cùng .Đặc biệt hình ảnh những buổi trưa hè để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve
Ví dụ:
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chum phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve

  • Hoa phượng vĩ màu đỏ
  • Cây phượng vĩ cao 3-5m
  • Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
  • Tiếng ve kêu rất to

2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiêng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ

  • Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
  • Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
  • Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
  • Cành lá phượng vĩ rất nhiều
  • Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
  • Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất

b. Tả chi tiết tiếng ve

  • Tiếng ve rất to
  • Tiếng ve kêu suốt ngày
  • Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến

c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve

  • Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
  • Đều gắn với bao thế hệ học trò

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
Ví dụ: em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt

khong chep nha goi y minh lam day ahi hi =)

24 tháng 7 2018

     Quãng thời gian học trò được xem là đáng nhớ nhất của đời người. Bởi ở đó có thầy cô ân cần, có những ngày tháng tinh nghịch bên bè bạn, có những giọt nước mắt, nụ cười..... và có cây phượng đỏ thắm mỗi khi xuân qua hè đến nơi góc cuối sân trường thân yêu. Cây phượng cùng tiếng ve và sắc thắm của nó đã đi vào tâm trí chúng ta mãi mãi.
     Cũng chẳng biết tự bao giờ cây phượng nơi góc sân trường đã đứng ở đó, chỉ biết từ rất lâu rồi, khi chúng tôi vào trường học thì nó đã đứng sừng sững ở đó. Cũng đã qua biết bao lớp học trò đi qua, ghi ấn bao kỉ niệm tháng năm học trò.
     Là cây phượng duy nhất và dường như cũng là cây sống lâu năm nhất nên cây rất to. Thân cây xù xì, trên thân còn xuất hiện các cục to tròn như u bướu. Thân cây rất to, đến nỗi một vòng tay tôi mới có thể ôm xuể. Ngược lại thì các cành của cây phượng rất mảnh, có cành to cành nhỏ vươn dài ra trông như những cánh tay lực lưỡng của các lực sĩ. Lá phượng rất nhỏ, bé li ti, cứ mỗi lần có một cơn gió nào ghé qua là những chiếc tán lá rung rinh trong gió như những bàn tay bé nhỏ đáng đang vẫy tay với chúng học sinh. Gốc cây, rễ cây đâm rất sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ. Có những rễ cây to, sần sùi chồi lên hẳn mặt đất trông như những con rắn khổng lồ đang trườn bò trên mặt đất.
     Cây phượng đã đi vào kí ức của từng học sinh với biết bao kỉ niệm thân thuộc cùng hình ảnh về bông hoa phượng đỏ thắm. Hoa phượng thường bắt đầu nở vào đầu hè, tháng 5, tháng mà học sinh sắp bước vào kì nghỉ hè. Hình ảnh bông hoa phượng đẹp biết bao mỗi khi xuất hiện, cùng với đó là tiếng ve râm ran mỗi khi hè về, lại làm cho tâm hồn mỗi người vui mà cũng buồn. Bởi đó chính là báo hiệu cho sự chia li, chia xa bè bạn thầy cô và mái trường. còn đối với các anh chị cuối cấp thì đó cũng có thể là những giờ phút cuối cùng nơi mái trường, là những giọt nước mắt.
     Mỗi độ hè về là dịp tụi học trò chúng tôi lại tụ họp cùng nhau ngắt những bông hoa, những nụ, nhụy hoa để chơi trò chơi đấu gà hay gấp thành những chú bướm xinh xắn nhỏ bé để gập vào trong vở. Tuổi thơ của tôi không bao giờ có thể quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy, kỉ niệm cùng những cánh bướm làm từ bông phượng rực rỡ như chính khao khát được chắp cánh ước mơ bay lên bầu trời tri thức rộng lớn ngoài kia.
     Cây phượng vẫn đứng đó, vẫn sừng sừng nhưng ở đó tôi thấy được sự đẹp đẽ của cả những năm tháng học sinh trong đó. Hình ảnh cây phượng cùng những âm thanh của ve mỗi dịp hè về vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi dù có đi đâu về đâu.