Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Mỗi người học sinh giống như những người đi đò, các thầy cô giáo là những người đưa đò. Qua mỗi bến đò người đi đò lại gặp những người đưa đò khác nhau, và chắc hẳn sẽ có ai đó khiến chúng ta nhớ mãi. Đối với em, người đưa đò chở em trong suốt 5 năm học cấp một là cô giáo Thu, chính là người mà em có nhiều tình cảm nhất.
Hồi em học lớp 5, cô Thu 27 tuổi, độ tuổi rất trẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Cô Thu có dáng người cao ráo, đậm người. Tuy vậy trông cô vẫn rất thon thả và duyên dáng trong những tà áo dài mỗi dịp khai trường hoặc mít-tinh. Ngày đó các cô giáo có mốt cắt tóc ngắn ngang vai hoặc uốn xoăn rồi nhuộm màu nâu cà phê. Nhưng cô Thu của chúng em vẫn luôn giữ mái tóc tơ dài màu đen óng ả. Mỗi giờ ra chơi, cô thường không về dưới phòng hội đồng mà ở lại lớp “tâm sự” cùng học sinh. Những lúc như thế cô lại gọi em lên tết tóc đuôi sam cho cô, rồi lại được cô khen “Minh Châu khéo tay tết tóc cho cô là đẹp nhất”. Em rất vui vì cô giáo của em rất gần gũi, quan tâm và luôn ân cần với chúng em. Các hoạt động học tập cô chỉ muốn chúng em thực sự thích thú, cảm thấy vui vẻ và bổ ích, không đặt nặng vấn đề thành tích và điểm số. Cô Thu có cách giảng bài rất ấn tượng, giọng của cô trong trẻo, lúc dạy môn Tiếng Việt giọng cô đọc văn truyền cảm, trầm ấm. Lúc cô dạy môn Toán lại là giọng rõ ràng, dứt khoát, trầm bổng, có điểm nhấn. Cô viết chữ rất đẹp, chữ trên bảng đẹp như chữ in trong vở ô ly của chúng em.
Dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường vừa rồi em có về trường và gặp được cô. Vẫn là ánh mắt, nụ cười và mái tóc đó, em ôm chầm lấy cô và chỉ muốn được tết tóc cho cô ngay tại giây phút đó.
Mỗi người học sinh giống như những người đi đò, các thầy cô giáo là những người đưa đò. Qua mỗi bến đò người đi đò lại gặp những người đưa đò khác nhau, và chắc hẳn sẽ có ai đó khiến chúng ta nhớ mãi. Đối với em, người đưa đò chở em trong suốt 5 năm học cấp một là cô giáo Thu, chính là người mà em có nhiều tình cảm nhất.
Hồi em học lớp 5, cô Thu 27 tuổi, độ tuổi rất trẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Cô Thu có dáng người cao ráo, đậm người. Tuy vậy trông cô vẫn rất thon thả và duyên dáng trong những tà áo dài mỗi dịp khai trường hoặc mít-tinh. Ngày đó các cô giáo có mốt cắt tóc ngắn ngang vai hoặc uốn xoăn rồi nhuộm màu nâu cà phê. Nhưng cô Thu của chúng em vẫn luôn giữ mái tóc tơ dài màu đen óng ả. Mỗi giờ ra chơi, cô thường không về dưới phòng hội đồng mà ở lại lớp “tâm sự” cùng học sinh. Những lúc như thế cô lại gọi em lên tết tóc đuôi sam cho cô, rồi lại được cô khen “Minh Châu khéo tay tết tóc cho cô là đẹp nhất”. Em rất vui vì cô giáo của em rất gần gũi, quan tâm và luôn ân cần với chúng em. Các hoạt động học tập cô chỉ muốn chúng em thực sự thích thú, cảm thấy vui vẻ và bổ ích, không đặt nặng vấn đề thành tích và điểm số. Cô Thu có cách giảng bài rất ấn tượng, giọng của cô trong trẻo, lúc dạy môn Tiếng Việt giọng cô đọc văn truyền cảm, trầm ấm. Lúc cô dạy môn Toán lại là giọng rõ ràng, dứt khoát, trầm bổng, có điểm nhấn. Cô viết chữ rất đẹp, chữ trên bảng đẹp như chữ in trong vở ô ly của chúng em.
Dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường vừa rồi em có về trường và gặp được cô. Vẫn là ánh mắt, nụ cười và mái tóc đó, em ôm chầm lấy cô và chỉ muốn được tết tóc cho cô ngay tại giây phút đó.
đề 1
Dàn ý (gợi ý)
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
đề 2:
A. mở bài:
-giới thiệu về mẹ
-tình cảm chung về mẹ
B. thân bài:
-giới thiệu bao quát
a) biểu cảm về ngoại hình
-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt
-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình
b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc
- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người
-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở
-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ
d)biểu cảm trực tiếp
C. kết bài:
-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ
-lời hứa hẹn
đề 3:I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực
4: bn tự làm nhé ^_^
Khởi à, mình đã ghi trên đó là " KHÔNG COPPY TRÊN MẠNG HAY NHÌN SÁCH GIẢI" mà sao bạn vẫn " cooy"
Xe khá đông khách, các hàng ghế đã kín người ngồi. Em và ba khó khăn lắm mới tìm được chỗ ngồi, chỗ ngồi cuối cùng trên xe. Cặp vợ chồng kém may mắn hơn, phải đứng chen chúc trong dòng người. Xe từ từ chuyến bánh. Bỗng đứa bé khóc ré lên. Một vài người phàn nàn: "Ôn quá! Dỗ đứa bé nín đi!" Không khí ngột ngạt và tiếng nói ồn ào, trách móc càng làm cho đứa bé khóc to hơn.
Lúc đó, ngồi ở hàng ghế trên là một bạn trai trạc tuổi như em, vóc người nhỏ nhắn nhưng dáng đi nhanh nhẹn. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có khuôn mặt vuông vức, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn nổi bật là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét thông minh khó tả. Bạn trai nhẹ nhàng nói với mẹ em bé:
- Cô bế bé lên đây ngồi đi! Đứa bé sẽ không khóc nữa đâu!
Sau vài phút chần chừ, cặp vợ chồng cám ơn bạn trai và tiến
về hàng ghế. Như hiểu được tấm lòng của người nhường ghê, đứa bé cũng hết khóc luôn. Một bà đứng tuổi bảo bạn:
- Sao cháu khờ thế! Chỗ ngồi trên cùng tốt thế sao lại nhường cho người khác?
- Cháu thương cô chú đó quá. Họ có con nhỏ và phải đi xa. Còn cháu xuống gần đây thôi bác ạ! Với lại mọi người đều muốn đứa bé nín mà!
Bà ta hơi xấu hổ, vội lảng sang chuyện khác.
Không ngờ cặp vợ chồng xuống cùng với bạn. Khi xe dừng, bạn nhảy xuống trước rồi đưa tay bế em bé. Cặp vợ chồng xiết chặt tay bạn, cảm động nói:
- Cô chú cám ơn cháu, cháu thật là ngoan.
Bạn nhoẻn miệng cười khiêm tôn:
- Không có chi cô chú ạ! Cô chú đi đường nhớ cẩn thận nhé! Dứt lời, bạn chào mọi người rồi khuất dần sau rặng tre. Hành động của bạn trai chưa quen biết khiến em thật cảm động và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Bạn vừa tốt bụng, vừa lễ phép, vừa khiêm tốn. Em sẽ noi gương bạn và kể về bạn cho mọi người cùng nghe.
tả nhà:Hạnh phúc biết bao sau mỗi buổi học em được trở về ngôi nhà thân thương của mình.
Ngôi nhà nhỏ bé của gia đình em nằm núp sau những tán lá râm mát của cây sấu, cây bàng. Ngôi nhà một tầng giản đơn nhưng khá đầy đủ, tiện nghi. Nó hãnh diện khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời mát mẻ. Ngôi nhà lặng yên nằm đó, trải qua bao nắng mưa nhưng nó vẫn đẹp nguyên như ngày nào bởi mỗi thành viên trong gia đình em đều gìn giữ nó. Bên trái nhà, giàn hoa thiên lý xanh tốt tỏa hương thơm dìu dịu làm ngôi nhà có vẻ đẹp quyến rũ hơn. Những ô cửa sổ như những đôi mắt duyên dáng của căn nhà. Đó như cửa sổ tâm hồn, đón nhận ánh sáng, cơn gió mát mẻ vào từng căn phòng. Từ trong đó, em thường trông ra khu vườn xum xuê cây trái phía trước nhà. Ngày ngày, những chú chim đua nhau hót ríu rít tạo nên nhịp sống náo nhiệt, tươi vui cho ngôi nhà. Em thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái mỗi khi ngắm nhìn cánh đồng lúa trải dài bát ngát đằng sau nhà. Ngôi nhà gắn bó với cả tuổi thơ em mà lúc nào em dâng lên niềm vui thích mỗi lúc đi đâu về. Căn nhà em có hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và một gian bếp. Khoảng trời riêng của hai chị em với góc học tập ngăn nắp, đó là khoảng không gian yên tĩnh giúp chúng em học hành tốt. Căn phòng khách được kê bộ bàn ghế, đây là nơi gia đình em thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn gian bếp lưu giữ những hình ảnh đẹp của bữa cơm gia đình sum họp. Ngôi nhà như chứng nhân, nó chứng kiến, giữ gìn và chở che cho mái ấm của em.
Ngôi nhà thân quen còn là điểm tựa tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ em. tả ngôi vườn:
Phía sau nhà em là một khu vườn nhỏ xinh. Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, em đều ra thăm vườn và tưới nước cho cây. Đó là thói quen của em suốt gần một tháng nay rồi.
Vào buổi sáng mùa hè, mới năm rưỡi sáng nhưng trời đã sáng rõ. Cảnh vật hiện lên tươi mới sau giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, do trời chưa có nắng, nên vẫn còn một màn sương mỏng vắt ngang trên các lùm cây. Những chiếc lá, vạt cỏ đều ướt đẫm, long lanh những giọt sương đẹp như viên pha lê. Lớp nền đất của vườn cũng ươn ướt, dẫm lên nghe lạo xạo. Những cơn gió lúc này thật nhẹ nhàng và mát mẻ. Thậm chí còn cảm thấy hơi se lạnh nữa cơ. Theo hương gió, em ngửi được mùi thơm trong lành tinh khiết của những giọt sương, mùi hương ngai ngái của bùn đất, mùi hương chan chát của cỏ cây, mùi hương ngọt ngào của quả chín. Tất cả khiến em cảm thấy được thư giãn hơn bao giờ hết.
Thoáng chốc, các tia nắng dần dần xuất hiện, đánh thức cả khu vườn dậy. Đầu tiên là các chú chim nhỏ trong vườn cây. Chúng chui ra từ những hốc cây và các chiếc tổ nhỏ trên tán lá, bay lượn và hót véo von. Rồi đến những bông hoa nhỏ e ấp nở từng chút từng chút một. Và cả những chiếc lá xanh tỉnh lại, vươn rộng ra hứng lấy ánh sáng mặt trời ấm áp. Tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây xào xạc, khiến cả khu vườn trở nên rộn ràng và sôi động.
Sau khi thư giãn xong, em liền mở vòi nước để tưới nước cho cây. Em tưới chậm rãi và cẩn thận, để cây nào cũng được no nước. Ở những vạt rau, luống hoa thì tưới ít nước với lực nhẹ, còn những cây ổi, cây mít thì có thể tưới mạnh hơn. Dưới dòng nước mát, cành lá trong vườn rung rinh như đang reo hò, vui sướng. Ánh nắng nghịch ngợm nhảy vào dòng nước phun ra từ vòi, ánh lên những vầng sáng nhỏ nhiều màu, như là phiên bản cầu vồng tí hon. Thật là thích thú. Lấp ló trong góc vườn, từng chú bướm nhỏ không biết từ đâu bay tới, đang chậm rãi lượn quanh các bông hoa mới nở, như để nói lời chào buổi sáng.
Tưới nước xong, em ngắm nhìn khu vườn lần cuối rồi quay vào nhà, chuẩn bị đến trường. Được tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của khu vườn vào buổi sáng đã tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng để học tập và rèn luyện trong cả một ngày dài. tả bố mẹ anh chị:Trong gia đình em, nếu mẹ là những lời an ủi ân cần, là bàn tay khéo léo vun vén, là nụ cười hiền hậu nhân từ thì bố lại tựa như trụ cột, là lời dạy bảo nghiêm túc, là sự mãnh mẽ và kiên cường ẩn trong dáng hình bố.
Bố là một cười đàn ông cao lớn và lực lưỡng với tấm lưng lớn và bờ vai rộng mà em hay gọi đó là bờ vai “Thái Bình Dương”. Bởi vậy, bố giống như một cây cao lớn xòe tán lá rộng để cho những cây non là các con lớn lên trong bình yên và hạnh phúc. Bờ vai ấy che chở chống đỡ cả mái nhà. Bố không đẹp như những nam thần hay diễn viên trên màn ảnh nhưng khuôn mặt nam tính và góc cạnh, cùng với nước da ngăm càng thêm khỏe khoắn. Bố không phải là người hay cười nhưng mỗi lần cười, vẻ nghiêm khắc đã tạm thời lùi đi và lộ ra chiếc răng khểnh nên trông bố hiền lành hơn hẳn. Mẹ em nói rất thích chiếc răng khểnh ấy vì nó làm nụ cười của bố tươi tắn và duyên dáng hơn. Đôi mắt bố to, đen nhưng lại tựa như một hòn đảo rất xa xăm và đầy bí ẩn đối với em. Bố che giấu nội tâm giỏi và chả mấy khi biểu lộ nó qua đôi mắt. Điều duy nhất em thấy, là bọng mắt của bố thường khá to do thức khuy làm việc, tiếp xúc với máy tính nhiều. Do vậy, bố cũng bị cận và đeo kính khi đọc báo. Lúc đọc được tin tức phải suy tư, các nếp nhăn của bố hằn in trên trán. Đôi lông mày rậm xích lại gần nhau và bố như già đi… Mái tóc lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng và đâu đó đã lốm đốm vài sợi bạc. Dù nó chưa nhiều cũng khiến lòng em đủ xót xa. Bàn tay bố to và rộng, bàn tay em lọt thỏm trong bàn tay ấy. Các ngón tay cứng rắn và vững chãi. Bàn tay ấy không mịn màng và thô ráp, mạnh mẽ mà cũng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp khi cần và cương quyết lúc phải. Có lần em soi hoa tay, thấy bố chỉ có đúng một cái, bố cười bảo “Thế nên bố chả khéo cái gì đấy!”. Nhưng với em bố không cần vẽ đẹp, làm đồ thủ công giỏi hay nấu ăn ngon, em thích bố chia sẻ với em về học tập, về cuộc sống, về những suy nghĩ. Những lúc ấy, giọng của bố trầm và vang vọng vào tâm trí em. Không phải giọng nói của nhà thuyết giảng mà chất chứa trong từng lời nói là sự đồng cảm và hi vọng em thấu hiểu được. Đó là khoảnh khắc của tình cha con.
Sự yêu thương, dạy dỗ của bố có thể chẳng dịu dàng như mẹ nhưng đó là người đàn ông quan trọng nhất và em biết ơn nhất cuộc đời này!
Chủ nhật tuần trước em được mẹ cho đi xem ca nhạc ở nhà văn hóa thành phố. Đêm nhạc diễn ra rất thành công với sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Mĩ Tâm, Hà Anh Tuấn... Nhưng em ấn tượng nhất là màn trình diễn của cô Phi Nhung với liên khúc dân ca miền Tây đặc sắc.
Sân khấu biểu diễn hôm đó được trang trí rất lộng lẫy cùng nhiều ánh đèn đủ màu sắc. Sau khi MC giới thiệu đến tiết mục của mình, ca sĩ Phi Nhung tươi cười bước ra từ sau cánh gà cúi đầu chào khán giả. Dáng người cô dong dỏng cao trông thật hợp với chiếc áo dài màu tím nhạt mà cô đang mặc. Khuôn mặt trái xoan cũng trở nên tươi hơn với lớp trang điểm nhẹ nhàng. Mái tóc dài được thả ngang lưng càng làm tôn lên vẻ dịu dàng, duyên dáng của cô. Sau đó cô cầm mic và giới thiệu: “Tôi là Phi Nhung, tôi xin gửi tới quý vị khán giả lời chào trân trọng nhất”. Nối tiếp đó là tiếng nhạc du dương của ca khúc “ Về miền Tây” vang lên trong tiếng vỗ tay hào hứng của khán giả bên dưới. Cô Phi Nhung bước nhẹ nhàng lên phía trên sân khấu và bắt đầu cất lên giọng hát ngọt ngào của mình. Đắm chìm trong lời hát của cô, em như được tận mắt nhìn thấy ruộng lúa mênh mông của miền Đồng Tháp, thấy từng hạt gạo trắng ngần của miền Cần Thơ… Cô Phi Nhung di chuyển nhịp nhàng trên sân khấu, tay cô đưa lên đưa xuống linh hoạt để minh họa cho lời bài hát. Dường như cô Phi Nhung đã dồn hết tâm trí của mình để phiêu theo bản nhạc, đôi mắt cô có lúc nhắm lại, gương mặt cô toát lên một niềm say sưa, một nỗi niềm gắn bó với quê hương sâu sắc. Kết thúc bài hát đầu tiên, cô Phi Nhung tiếp tục dòng liên khúc với bài “ Áo mới Cà Mau’’. Cô chỉ tay xuống tận phía dưới sân khấu như để minh họa cho lời hát “ Nghe nói Cà Mau xa lắm ở cuối cùng bản đồ Việt Nam…”. Nhạc điệu của bài hát lúc này vui tươi hơn nên cô ca sĩ của dòng nhạc trữ tình cũng trở nên hóm hỉnh hơn. Cô di chuyển nhiều hơn trên sân khấu, nhún nhảy với giọng hát cao, hồ hởi nhưng vẫn tạo cảm giác trầm ấm. Biểu cảm của cô thay đổi liên tục, lúc thì tươi cười rạng rỡ, lúc thì nhíu mày nheo mắt rất đáng yêu. Rồi phần trình diễn cũng đến hồi kết, cô Phi Nhung tươi cười cảm ơn và hẹn gặp khán giả một ngày gần nhất. Em có cảm giác tiếc nuối khi bài hát kết thúc, em mong muốn sau này sẽ được xem cô biểu diễn nhiều hơn nữa.
Màn trình diễn của cô Phi Nhung đã để lại cho em và khán giả ấn tượng khó phai. Được xem cô biểu diễn em mới hiểu hơn lời nhận xét về cô:
"Phi Nhung tiếng hát gợi tình
Giọng ca ôm trọn bóng hình quê hương''.
Số hộp xà phòng ban đầu ở quầy so với nhà kho :
1 : 9 = \(\frac{1}{19}\) (nhà kho)
Số hộp xà phòng sau khi bán 4 hộp ở quầy so với nhà kho :
1 : 15 = \(\frac{1}{15}\) (nhà kho)
4 hộp xà phòng so với nhà kho :
\(\frac{1}{9}-\frac{1}{15}\) = \(\frac{2}{45}\) (nhà kho)
Nhà kho có số hộp xà phòng :
4 : \(\frac{2}{25}\) = 90 (hộp)
Số xà phòng lúc đầu của cửa hàng :
90 : \(\frac{9}{10}\) = 100 (hộp)
Vậy số xà phòng lúc ban đầu là 100 hộp
/Giúp bạn dàn ý nhé
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng:
a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
- Vé số đây! Vé số đây! Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì thấy một em bé bán vé số. Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu gối. Một vài tia nắng của buối xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt chữ điền vuông vức. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen lay láy, trông lanh lợi, thông minh nhưng thoáng chút u buồn. Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng cùa mọi người, thậm chí đáp lại em là những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn. Em lững thững, bước từng bước nặng nề. Có lẽ em nghĩ: “Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây”. Bất chợt, một ông khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số của mình đắt hàng hơn. Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời. Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xoè cả xấp vé số cho tôi chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói: - Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó. Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số, em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, được học hành. Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi tôi ước gỉ. Tôi sẽ nói: “Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường”.
Bạn tham khảo nha