Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Phân tích những điểm tiến bộ của xã hội nguyên thủy khi Người tinh khôn xuất hiện.
- Người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo.
- Biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu làm lao.
- Biết chế tạo cung tên làm công cụ săn bắn.
- Thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
- Người tinh khôn bắt đầu rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi hơn trước. Ngoài ra còn biết đánh cá, làm đồ gốm.
* Gọi thời kỳ đá mới là cuộc “cách mạng đá mới” vì:
- Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá ở rìa lưỡi hoặc toàn thân, biết khoan lỗ tra cán.
- Thời kỳ đá mới con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy, chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất.
- Con người còn biết dệt vải, làm đồ gốm, đan lưới đánh cá…
- Con người đã biết chế tạo đồ trang sức, biết sinh hoạt nghệ thuật như nhảy múa, hội họa…
- Tất cả những tiến bộ đó người ta gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.
Đáp án:
* Phân tích những điểm tiến bộ của xã hội nguyên thủy khi Người tinh khôn xuất hiện.
- Người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo.
- Biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu làm lao.
- Biết chế tạo cung tên làm công cụ săn bắn.
- Thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
- Người tinh khôn bắt đầu rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi hơn trước. Ngoài ra còn biết đánh cá, làm đồ gốm.
* Gọi thời kỳ đá mới là cuộc “cách mạng đá mới” vì:
- Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá ở rìa lưỡi hoặc toàn thân, biết khoan lỗ tra cán.
- Thời kỳ đá mới con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy, chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất.
- Con người còn biết dệt vải, làm đồ gốm, đan lưới đánh cá…
- Con người đã biết chế tạo đồ trang sức, biết sinh hoạt nghệ thuật như nhảy múa, hội họa…
- Tất cả những tiến bộ đó người ta gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.
a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn
* Chính trị:
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.
- Trung ương:
+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ
+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…
- Địa phương:
+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.
+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.
- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ
* Luật pháp
Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.
* Quân đội
Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)
* Chính sách ngoại giao
- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối
- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.
b. Đánh giá
- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao
- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.
Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng, khi con người tự săn bắn, lượm hái, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi. Việc lượm hái năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm như khoai, củ, bầu, bí, lúa... Đi săn, bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc, trước tiên là chó rồi đến cừu, lợn (heo), bò v.v...
Con người có óc sáng tạo, và ở thời đá mới này, họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
Người ta cũng bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hoá”. Những chiếc cúc (khuy) và kim làm bằng xương tìm thấy trona các di chỉ văn hoá đã nói lên điều đó.
Ngoài ra, người ta đã biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lồ rồi lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu.
Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả trống bịt da.
Như thế, từng bước, con người không ngừng sáng tạo. kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Tuy nhiên, quá trình đó rất dài (4-5 vạn năm), trong đó cuộc sống còn thấp kém và bấp bênh. Đời sống con người chỉ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới khoảng 1 vạn năm trước đây.
Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng, khi con người tự săn bắn, lượm hái, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi. Việc lượm hái năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm như khoai, củ, bầu, bí, lúa... Đi săn, bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc, trước tiên là chó rồi đến cừu, lợn (heo), bò v.v...
Con người có óc sáng tạo, và ở thời đá mới này, họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
Người ta cũng bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hoá”. Những chiếc cúc (khuy) và kim làm bằng xương tìm thấy trona các di chỉ văn hoá đã nói lên điều đó.
Ngoài ra, người ta đã biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lồ rồi lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu.
Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả trống bịt da.
Như thế, từng bước, con người không ngừng sáng tạo. kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Tuy nhiên, quá trình đó rất dài (4-5 vạn năm), trong đó cuộc sống còn thấp kém và bấp bênh. Đời sống con người chỉ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới khoảng 1 vạn năm trước đây.
Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng, đời sống của con người thời kì này đã có sự tiến bộ rất lớn:
- Từ săn bắt, hái lượm đánh cá đã tiến tới biết trông trọt và chăn nuôi. Việc lượn hái năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực vầ thực phẩm như khoai, củ, bầu bí... Đi săn, bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại đê nuôi và thuẫn dưỡng thành gia súc, trước tiên là chó rồi đến cừu, lợn, bò... Con người có óc sáng tạo, và ở thời kì này họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần cho cuộc sống của mình chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
- Đời sống văn hóa, tinh thần của con người thời kì này cũng phong phú đa dạng và tốt đẹp hơn. Cụ thể:
+ Con người bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hóa”. Những chiếc cúc (khuy) và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó.
+ Ngoài ra, người ta đã biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗ rồi lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai... bằng đá màu.
+ Các nhà khảo cổ còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả trống bịt da.
Trên đây là một số biểu hiện chứng tỏ sự tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới. Con người thời kì này không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn.
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:
*Nội dung
- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.
- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.
- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.
- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nông.
- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…
*Nhận xét
- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.
- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.
- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.
- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.
Những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thuỷ :
- Vượn cổ : sống cách đây 6 triệu năm, đã có thể đứng và đi và hằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cá động vật nhỏ.
- Người tối cổ :
+ Xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây, từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm. Như vậy, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.
+ Từ chỗ giữ lửa, lấy lửa trong tự nhiên để sưởi ấm và nướng chín thức ăn, con người đã biết ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa, cải thiện căn bản đời sống của mình.
+ Qua lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bàn tay con người khéo léo dần. Cơ thể. do đó cũng biến đổi theo để có tư thế lao động thích hợp. Tiếng nói cũng thuần thục hơn do nhu cấu trao đổi với nhau.
+ Người tối cổ đã sống trong tổ chức xã hội đầu tiên của mình là bầy người nguyên thuỷ. Bầy người nguyên thủy gồm khoảng 5-7 gia đình sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau. Họ cùng nhau lao động, tìm kiếm thức ăn (hái lượm, săn bắt) và chống thú dữ... Trong bầy người nguyên thuỷ đã có sự phân công công việc giữa nam và nữ.
- Người tinh khôn (Người hiện đại) :
+ Xuất hiện khoảng 4 vạn năm trước đây. Người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo.
+ Con người đã biết chế tạo cung tên, săn bắn đã xuất hiện.
+ Thức ăn của con người đã tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật. Con người đã rời những hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi hơn. Họ đã biết đến cư trú "nhà cửa" từ cuối thời đá cũ.
+ Bước vào thời đá mới, con người đã từ săn bắn, hái lượm, đánh cá, tiến tới trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển nhanh chóng, con người đứng trước ngưỡng cửa của nền văn minh.
C1
- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).
⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
C2
Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.
=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.