K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.

a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?

b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng đến “việc đó” mà nhà văn vừa đề cập ở trên?

c.      Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ, phát triển đất nước ở thời bình để có thể “tham gia vào bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới. (Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu để trình bày ý kiến của mình).

 

 

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điề đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

                   (Trích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két, Ngữ văn 9, tập I, trang 17)

a.      Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b. Thái độ của tác giả như thế nào khi viết về vấn đề này?

c. Từ nội dung đoạn trích, trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 12 câu về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với nhân loại.

d. Kết hợp nội dung văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” và hiểu biết của bản thân, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa tác hại của chiến tranh hạt nhân và thảm họa động đất, sóng thần. (Viết ngắn gọn khoảng 8 câu).

 

0
ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố...
Đọc tiếp

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”? c Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ tròng câu « Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Đây là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ? c. Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay. Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.

0
PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi bên dưới:

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.

b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?

c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?

Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.

d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

1
29 tháng 4 2020

a)PTBĐ: Nghị luận

-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''

b) Thao tác lập luận chính : chứng minh

c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện

Khởi ngữ : in đậm

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.

Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí...
Đọc tiếp

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?

A. Chứng minh. C. Bình luận

B. Giải thích D. Phân tích.

Câu 3: Trong bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh" tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B. Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D. Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 4: Vì sao văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-ket được coi là một văn bản nhật dụng?

A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời.

D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-ket?

A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.

B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.

D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"?

A. Là một văn bản biểu cảm.

B. Là một văn bản tự sự.

C. Là một văn bản thuyết minh.

D. Là một văn bản nhật dụng.

Câu 7: Những vấn đề nêu ra trong văn bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX.

B. Những năm đầu thế kỉ XX.

C. Những năm giửa thế kỉ XX.

D. Những năm cuối thế kỉ XX.

Câu 8: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 9: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A. Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.

C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu 10: Từ "xanh" trong câu "sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ" dùng để chỉ cái gì?

A. Mặt đất. C. Ông trời.

B. Mặt trăng D. Thiên nhiên.

Giúp mình với ,10 câu đó mấy bạn trình bày như vậy cho mình cũng được 

1, .....

0
“…Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng(1). Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích(2)…”a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào của ai?b. “Chúng ta” ở đây là...
Đọc tiếp

“…Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng(1). Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích(2)…”

a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào của ai?

b. “Chúng ta” ở đây là những ai, “đến đây” là ở đâu, và “việc đó” là việc gì?

c. Em hãy cho biết ngày 27-28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng liên quan đến “việc đó” mà tác giả đề cập ở trong đoạn trích trên?

d. Xét về cấu tạo câu văn số (2) thuộc kiểu câu nào đã học?

e. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?

f. Trong văn bản này tác giả còn viết: “Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất của chúng ta là địa ngục của các hành tinh khác?”. Xét theo mục đích nói, câu: “Phải chăng trái đất của chúng ta là địa ngục của các hành tinh khác?” thuộc kiểu câu nào, hành động nói là gì và được thực hiện theo cách nào?

g. Mở đầu văn bản có chứa đoạn trên tác giả đã đặt câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu?” xét về mục đích nói thì câu văn trên thuộc kiểu câu nào đã học? Phân tích tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn bản.

h. Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ phát triển đất nước ở thời bình để có thể tham gia vào “bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới?

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu để trình bày ý kiến của mình.

BT2. Cho đoạn trích:

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.

 Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

(Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)



0
Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dướiLần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ...
Đọc tiếp

Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dưới

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ

bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một

vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,

họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

1. Giải nghĩa từ "phong cách" trong tiêu đề của văn bản này. Giải thích vì sao văn bản Phong cách Hồ Chí Minh lại

được xem là văn bản nhật dụng? (1,0 điểm)

2. Ghi lại trong đoạn văn trên các từ thuộc trường từ vựng truyện cổ tích và trường từ vựng giản dị. Việc sử dụng

đan xen hai trường từ vựng này trong đoạn văn mang lại hiệu quả gì? (1,0 điểm)

3. Hiện nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết và cũng không tha thiết với những giá trị văn hoá truyền thống: từ trang

phục, nghệ thuật đến lịch sử của dân tộc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình

về hiện tượng trên.(3,0 điểm)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. Cho biết

tên tác giả. (0,5 điểm)

 

Giúp mình với ạ!!!!!

0
BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.