K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2018

Đáp án A
Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là kháng chiến và kiến quốc

14 tháng 6 2021

D nha bạn hihi

2 tháng 12 2018

Đáp án B

- Đáp án A loại vì cách mạng tháng Tám không có đấu tranh ngoại giao.

- Đáp án B lựa chọn vì trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều có lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.

- Đáp án C loại vì chiến trường chính và vùng sau lưng địch chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có nội dung này.

- Đáp án D loại vì lực lượng vũ trang ba thứ quân chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có lực lượng vũ trang 3 thứ quân.

15 tháng 4 2022

chịu em lớp 4

1 tháng 2 2023

đáp án c nha :3

 

8 tháng 4 2017

-Giai đoạn 1954-1960:

-Trong hai năm 1955-1956 ta lấy từ tay địa chủ hơn 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ chia cho nông dân nghèo thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng đã đề ra từ năm 1930.

-Những năm 1954-1957, nhân dân miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch 3 năm, khôi phục kinh tế thắng lợi. Điều này làm cho đời sống nhân dân miền Bắc ổn định tạo điều kiện để miền Bắc bước vào thời kì mới.

-Từ năm 1958-1960 Đảng đề ra chủ trương 3 năm cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Trong đó cải tạo XHCN là trọng tâm mà khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

-Những thành tựu đạt được trong kế hoạch 3 năm (1958-1960) cùng với những thay đổi lớn của miền Bắc sau 6 năm (1954-1960) đã được phản ánh tập trung trong bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố ngày 1-1-1960.

-Giai đoạn 1961-1965:

+Đảng tiến hành Đại hội Đảng lần thứ III, hoạch định đường lối cho cách mạng mỗi miền và xu thế phát triển của thời đại.

+Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ta bước đầu xây dựng nền móng của CNXH.

-Trên mặt trận quân sự : đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ nhất (5-8-1964 đến 1-11-1968)

-Trên mặt trận sản xuất: Đảng chủ trương tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH trong bất kì hoàn cảnh nào miền Bắc vẫn đẩy mạnh sản xuất và chuyển hướng kinh tế lần thứ nhất từ thời bình sang thời chiến.

-Về chi viện:

Trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của. Với tinh thần mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt sẵn sang đảm bảo “thóc không thiều một cân, quân không thiếu một người”.

-Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn và trên biển dọc theo bờ biển Việt Nam. Bắt đầu khai thông từ ngày 19-5-1959 kéo dài hàng nghìn km nối liền hậu phương với tiền tuyến.

-Trong 4 năm 1965-1968 miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ-bộ đội dọc theo dãy Trường Sơn vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

-Cùng trong thời gian này miền Bắc gửi vào miền Nam hàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm góp phần không nhỏ vào thắng lợi của miền Nam trong chiến đấu chống chiến tranh cục bộ của Mĩ.

-Giai đoạn 1969-1973

Trên mặt trận kinh tế

Từ năm 1969 đến tháng 3 năm 1972 miền Bắc chuyển hướng kinh tế lần thứ hai từ thời chiến sang thời bình khôi phục kinh tế-văn hóa-xã hội mà trước hết là các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.

Trên mặt trận chiến đấu: Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai, từ tháng 4-1972 đến 12-1972.

-Chỉ định trong 7 tháng đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần này (từ tháng 4-1972 đến 12-1972), quân dân miền Bắc đã bắn rơi 651 máy bay địch, bắt sống hàng trăm giặc lái.

-Nhưng sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kì hai, Ních xơn đã quyết định mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội-Hải Phòng trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 19-12-1972) dội xuống miền Bắc 10 vạn tấn bom. Riêng Hà Nội là 4 vạn tấn bom.

-Nhờ chuẩn bị tốt về tư tưởng, tổ chức, quân dân miền Bắc đã giáng trả cho địch những đòn đích đáng, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không. Trong 12 ngày đêm ta đã bắn rơi 81 máy bay địch trong đó có 34 máy bay B52, máy bay F111.

-Ngày 30-12-1972, Chính phủ Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, đến ngày 15-1-1973 thì ngừng hoàn toàn các cuộc bắn phá miền Bắc để tiến tới kí với Chính phủ ta Hiệp định Pari ngày 27-1-1973 rút hết quân khỏi miền Nam.

-Về chi viện

-Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ không ngăn cản được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc đối với miền Nam.

Hàng chục vạn thanh niên được gọi là nhập ngũ. Trong đó có 60% lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam-Lào-Campuchia. Cũng trong thời gian này khối lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó.

-Trong năm 1972 miền Bắc động viên trên 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang trên cả 3 chiến trường ở Đông Dương.

-Khối lượng vật chất đưa vào chiến trường trong năm 1972 vẫn tăng 1,7 lần so với năm 1971.

-Bản thân cơ quan tình báo Mĩ cũng phải thú nhận rằng “mặc dù ném bom rất ác liệt nhưng vẫn không làm giảm đi một cách ý nghĩa việc đưa người và trang thiết bị từ miền Bắc vào miền Nam.


13 tháng 10 2017

* Giai đoạn 1954 - 1960:

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khôi phục và phát triển kinh tế.

* Giai đoạn 1961 - 1965:

- Trên mặt trận kinh tế: đạt được những thành tựu nhất định về nông nghiệp, công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), bước đầu xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội.

- Cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sĩ cho tiền tuyến miền Nam.

* Giai đoạn 1965 - 1968:

- Trên mặt trận kinh tế:

+ Nông nghiệp: tăng diện tích đất canh tác, sản lượng lúa tăng, nhiều hợp tác xã đạt “ba mục tiêu”.

+ Công nghiệp: đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống; công nghiệp địa phương và quốc phòng đều phát triển.

- Trên mặt trận quân sự: chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ giành thắng lợi.

- Chi viện cho miền Nam:

+ Miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của.

+ Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Cung cấp hàng vạn cán bộ, trang bị về mặt vật chất như thuốc men, đạn dược... cho miền Nam.

* Giai đoạn 1969 - 1973:

- Kinh tế miền Bắc cơ bản được khôi phục, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

- Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972, buộc Mĩ phải Hiệp định Paris ngày 27 - 1 - 1973 .

- Chi viện cho tiền tuyến miền Nam: hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm... để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh k

30 tháng 3 2022

C

15 tháng 6 2018

Đáp án C
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)

25 tháng 4 2017

Đáp án D
Xét đáp án D: đây là hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng vì một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: - Với cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chỉ miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. - Với cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở cả hai miền, tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chung duy nhất là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cho đến năm 1975, sau cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ đó đã hoàn thành, cả nước bước vào thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3 tháng 2 2016

* Tóm tắt : 

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào ngày càng phát triển.

- Hiệp đinh Giơnevơ ( 1954) , Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

* Mối quan hệ :

- Ngày 11/3/1951, liên minh Việt - Miên - Lào thành lập, biểu hiện tinh thần đoàn kết của ba nước đông dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

- Từ ngày 8/4/1953 đến ngày 18/5/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxalif.

- Trong chiến dịch Đông - Xuân 1953 -1954, liên quân Việt - Lào mở nhiều chiến dịch tấn công địch để làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava. Cụ thể : 

  +  Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xênô.

  + Cuối tháng 1/1954,  liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Thượng Lào giải phóng Phongxali, uy hiếp Luông Phabawng.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do bị án ngữ con đường Tây Bắc và một số vùng đất ở Lào đã được giải phóng nen khi bị tấn công, địch không thể mở đường rút quân sang Lào, làm cho địch rơi vào thế bị động.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ Việt Nam , buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ( 1954) công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, trong đó có Lào