Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.
C1
- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).
⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
C2
Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.
=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.
Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.
·* Thời Lý
-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”
- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.
* Thời Trần
-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.
- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.
- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.
- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.
- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).
\(-\)“Học tập lịch sử chỉ diễn ra trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em quan điểm đó là sai
\(-\) Vì:
\(+\) Lịch sử là \(1\) môn học không có điểm dừng,nó sẽ liên tục và những sự kiện lịch sử luôn xảy ra hàng ngày
\(+\) Lịch sử cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất phát của chúng ta,cho chúng ta biết được tổ tiên của mình là ai
a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha
- Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.
b. Nguyên nhân và hệ quả
Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.
* Hệ quả:
- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:
+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.
+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta
- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.
- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.
Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển , vì:
- Đây là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.
- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.
- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…
them khẻo:>
Văn minh Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong quá khứ. Cụ thể như sau:
+Tôn giáo: Trước khi đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam, đạo Giáo mới là nơi tôn giáo chính thống được Các triều đại phong kiến Việt Nam thờ cúng và theo đuổi. Tốt đẹp và tính chất hiếu khách của đạo Giáo Trung Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng, tập tục và phong tục của người Việt.
+Văn hoá: Với nền văn hóa đa dạng, Trung Quốc đã giúp Việt Nam bổ sung nhiều thành phần mới trong văn hoá của mình. Trong thời kỳ Trung đại, chữ Hán đã được sử dụng phổ biến và trở thành ngôn ngữ văn học, khoa học và hán tự của Việt Nam. Ngoài ra, truyền thống quan niệm của đạo Giáo, sách Nho và học thuật của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
+Nghệ thuật: Các triều đại phong kiến Việt Nam đã học tập và kế thừa nhiều khía cạnh của nghệ thuật của Trung Quốc, trong đó có kiến trúc, đồ gốm, điêu khắc và vẽ tranh. Nhiều tác phẩm nghệ thuật Việt Nam được ảnh hưởng sâu sắc từ các phong cách nghệ thuật Trung Quốc, trong đó có phong cách Hán-Nôm.
+Điêu khắc: Điêu khắc Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng đến điêu khắc Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc cách mạng Văn hóa Đông Dương (những năm 1920 - 1930). Theo phong cách này, những tác phẩm điêu khắc Việt Nam được làm ra với những đường nét giản đơn, tinh tế và sắc sảo.
Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?Văn minh Ấn Độ cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:
+Tôn giáo: Đạo Phật ở Việt Nam đã lấy từ đạo Phật của Ấn Độ. Một số tôn giáo của Ấn Độ khác như Brahmanism cũng ảnh hưởng đến tôn giáo của người Việt, tuy nhiên không đến mức lớn như của đạo Phật.
+Văn hoá: Các triều đại phong kiến Việt Nam đã học hỏi và kết hợp nhiều phần của văn hoá Ấn Độ trong văn hoá của mình, bao gồm âm nhạc, múa, diễn xuất, trang phục truyền thống.
+Nghệ thuật: Trong điêu khắc và kiến trúc, nghệ thuật của Ấn Độ cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Đặc biệt, kiến trúc của đền Hindu đã được mang vào Việt Nam như đền Mỹ Sơn ở Đà Nẵng.
+Điêu khắc: Nghệ thuật khắc chạm và tháp trụ là hai phần của nghệ thuật Ấn Độ đã ảnh hưởng đến điêu khắc của Việt Nam. Chẳng hạn, tượng đá Yashodhara của phật giáo ở Phật Tích được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc đá đẹp nhất được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Ấn Độ.
Chọn C
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Tháp Bút (Bắc Ninh) thế kỉ XVI - XVII là kết quả của
A. nghệ thuật dân gian
B. nghệ thuật tạc tượng
C. kiến trúc, điêu khắc
D. tín ngưỡng, tôn giáo