K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2019

Bạn ơi viết chữ thường đi, viết kiểu này khó đọc lắm.

Va-ren là một chính khách Pháp nguyên là Đảng viên Đảng Xã hội Pháp, nhưng hắn đã phản bội lí tưởng của Đảng, sang Việt Nam nhận chức toàn quyền ở Đông Dương và hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Lúc đó nhà yêu nước Phan Bội Châu mới bị bắt giam và cả nước dấy lên một phong trào đấu tranh rộng khắp đòi thả tự do cho cụ. Va-ren là nhân vật lịch sử, hắn đã có những hành động gây sự căm hờn cho mọi người. Bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo, Nguyên Ái Quốc đã vạch trần được bộ mặt của hắn.

Đến Việt Nam, hắn diễn ngay những trò lố, tuy không tận mắt nhìn thấy nhưng qua sự theo dõi tình hình thời cuộc cùng sự cam nhận của riêng mình, Bác đã chỉ rõ ra những trò lố của Va-ren. Trò lố dầu tiên của hắn chính là việc chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Bởi sự chăm sóc này không phải là do hắn tự nguyện mà do sức ép của công luận Pháp và ở Đông Dương. Mặt khác, Va-ren cũng chỉ mới nửa chính thức hứa chứ chưa phải là chính thức hứa – mà nếu như có hứa chính thức thì chắc gì ông ta giữ được lời hứa (có mấy khi quan toàn quyền biết giữ lời hứa). Va-ren đã chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra sao?

Bằng thái độ châm biếm, sau khi giới thiệu Va-ren, tác giả đã cho thấy rằng Va-ren là tay chính khách làm trò chính trị. Chi tiết Va-ren vừa mới xuống tàu và ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã – cho ta thấy Va-ren chỉ vì bản thân của y mà thôi. Hứa là chăm sóc vụ Phan Bội Châu, thế mà sau những bốn tuần hắn mới đặt chân đến Đông Dương, rồi lại mất bao nhiêu thời gian nữa để hắn yên vị. Lúc đó liệu hắn có còn nhớ đến lời hứa không? Chỉ với chi tiết ấy, tác giả đã gây sự nghi ngờ lời hứa của Va-ren và mỉa mai giá trị lời hứa đó bằng thực tế. Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Khi đến Việt Nam, hấn rất thích thú với những trò hề của mình, hắn khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của lũ tay sai xu nịnh của chính quyền ở Sài Gòn và Huế. Hắn đâu còn nhớ gì ngoài việc vui say, sung sướng trước những lời chúc tụng, trước những mề đay ghi nhận chiến công; mà thật sự hắn chưa có một công cán gì. Nếu có chăng, hắn là kẻ phản bội lại giai cấp vô sản Pháp mà tên chính khách này đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn. Hắn chính là kẻ lòng lang dạ sói, ruồng bỏ lòng tin, kẻ phản bội nhục nhã. Tác giả đã biết rất rõ về hắn.

Và có lẽ đáng giận nhất là trố lố chính thức của Va-ren khi hắn gặp cụ Phan, sau khi hắn đã “yên vị thật xong xuôi”. Thật là lố bịch khi hắn tuyên bố mang lại tự do cho cụ Phan, một tay thì bắt, tay kia thì nâng cái gông to kếch và kèm theo đó là điều kiện có đi có lại. Va-ren tâng bốc Phan Bội Châu, rồi lấy tư cách toàn quyền bày tỏ sự quí trọng. Va-ren vòng vo, hứa hẹn, tất cả chỉ nhằm thuyết phục cụ Phan đầu hàng, phản bội. Y dưa gương Nguyễn Bá Trác, rồi các bạn y và cuối cùng là chính bản thân y dể khuyên can, thuyết phục cụ Phan đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Một kẻ phản bội nhục nhã, không biết nhục lại còn trâng tráo thuyết phục người khác hành động theo gương mình. Đó là trò lố bịch nhất của Va-ren mà tác giả gọi là trò lố chính thức.  

Bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo và trí tưởng tượng dồi dào, tác giả đã khắc họa được tính cách hèn hạ, bỉ ổi của một kẻ phản bội. Qua nhân vật Va-ren, chúng ta hiểu thêm về bộ mặt thật của những tên thực dân Pháp thời ấy. Bằng những trò lô’, tác giả đã để cho Va-ren từ từ lột mặt nạ, tự phơi bày cái xấu xa, đê tiện của hắn trước mọi người. Càng đọc, ta càng thêm căm ghét kẻ gây đau khổ cho dân và càng thêm khâm phục bậc anh hùng Phan Bội Châu, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.

18 tháng 3 2019

Trong bài " Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu " , ta thấy được Va - ren vốn là đảng viên xã hội Pháp , nhưng lại phản đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương ngay sau khi Toàn quyền cũ là Méc - lanh bị giết hại . Va - ren là một kẻ phản bội , lừa đảo ,đáng để khinh bỉ , đại diện cho xã hội thực dân Pháp . 

Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào Đông du và Việt Nam Quang phục hội . Nhưng trong một lần chiến đấu , ông bị giặc bắt vè nước và bị xử án tù chung thân . Mặc kệ những lời dụ ngon ngọt của Va - ren nhưng ông quyết tâm giữ vững ý chí quyết tâm , lòng yêu nước nồng nàn , không vì ham lợi lộc , ham sống mà phản lại tổ quốc .Thấy được Phan Bội Châu là 1 vị anh hùng , vị thiên sứ , đấng xả thân vì độc lập , tự do của đất nước , đại diện cho đất nước Việt Nam

=> Từ đó , tác giả của bài đã khắc họa vô cùng thành công tính cách đối lập , trái lập hoàn toàn nhau của Va -ren và Phan Bội Châu . Thấy được Va- ren là người đáng khinh , gian trá còn Phan Bội Châu thì kiên cường , bát khuất , xứng đáng là 1 vị anh hùng để nhân dân ta nhớ mãi . 

Mình góp ý câu 1 thôi ạ , bn đọc và tham khảo nhé !

25 tháng 12 2018

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc:

• Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Đứng trước lời dụ dỗ, mua chuộc của một kẻ có quyền lực cao nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ - Va-ren, nhưng Phan Bội Châu không những không sợ mà còn không hề bị thuyết phục bởi lời lẽ đường mật của Va-ren. Ông chỉ im lặng suốt cuộc trò chuyện.

• Va-ren: ba hoa, huênh hoang như một con rối, gian dối, lố bịch, xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã, thậm chí là hèn hạ và đê tiện, là đại diện cho thực dân Pháp phản động, tầng lớp thống trị tàn bạo ở Đông Dương lúc bấy giờ.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.

 

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

2. a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.

3. a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.

b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.

c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

4. Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: "Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu". Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ "không hiểu" được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.

Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

 

5.* Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: "cái đó thì có thể".

Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.

2. Cách đọc

Với văn bản này, cần chú ý giọng điệu của hai nhân vật:

- Giọng người kể chuyện: mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.

- Giọng Toàn quyền Va-ren: thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá.

Trong cả cuộc đối thoại, Phan Bội Châu không nói một lời, do đó không cần chú ý đến giọng điệu của nhân vật này. Tuy nhiên, nổi bật lên trong đó là lời bình luận của người kể chuyện cũng như thái độ của nhân vật đó (và cũng có thể coi là thái độ của nhân vật khi nói đến Phan Bội Châu. Đó là thái độ kính phục đối với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời sự mỉa mai, châm biếm càng tăng lên khi nói đến sự "lố" của viên quan Toàn quyền.

3.  Trong truyện tuy không nói, thế nhưng chúng ta có thể nhận rõ thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ với nụ cười khinh bỉ chính là những minh chứng chứng minh cho điều đó.

 

4. Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch kỡm của tên toàn quyền.

 

20 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

- Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( từ năm 1919 đến năm 1945). Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ bào " Người cùng khổ", nhiều truyện kí và tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" được viết bằng tiếng Pháp khi Người còn ở trên đất Pháp ( 1922-1925)

- Năm 1925, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc trên đất Trung Quốc. Chúng giải ông về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và chuẩn bị đem ra xét xử trong khi Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Viết truyện " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn tàn ác của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

2. Tác phẩm

Truyện được viết trước khi Va-ren sang Đông Dương, có hình thức kí sự nhưng thực ra là một truyện hư cấu. Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va -ren, đồng thời khẳng định vị thế ca cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu

II. Trả lời câu hỏi

1.Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là truyện ngắn có tính chất  kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

2. Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hữa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm chấn an công luận, trấn an nhân dân Việt nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức" , tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Qua ngòi bút của tác giả, ta thấy bộ mặt thật của tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giời giữ lời, nhất là khi những lời hứa đó không mang lại lợi ích cho chúng.

3. Trong đoạn văn có hai nhân vật : Va - ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ  tương phản, đối lập nhau : Va-ren là một viên Toàn quyền còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vị đại nhưng thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn từ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả, vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.

Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-rn nói, còn Phan Bội Châu im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bơm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng. Thậm chí u còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được cuộc sống sung sướng.

4. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối, Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lính kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Ý nghĩa của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh, vừa sắc sảo của tác giả.

5. Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngon râu mép ngườii tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

6. Dường như thế vẫn chưa diễn tả được hết thái độ kinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. và Người còn chua thêm : "cái đó thì có thể"

Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố, vừa hài hước của Van -ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn đặc sắc và độc đáo của Nguyễn Ái Quốc, sáng tác năm 1925 sau sự kiện nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc từ Trung Quốc áp giải về Việt Nam và xử tù chung thân. Trước phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân cả nước đòi thả cụ Phan, chúng đã phải ra lệnh ân xá rồi đem cụ về giam lỏng ở Bến Ngự, kinh đô Huế, cho đến ngày cụ qua đời (1940).

Va-ren vốn là đảng viên Đảng Xã hội Pháp. Sau khi phản bội Đảng, hắn được cử làm Toàn quyền Đông Dương, thay cho Méc-lanh bị chiến sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái ám sát hụt phải về nước. Trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren tuyên bố sẽ quan tâm tới cụ Phan Bội Châu. Ngay lập tức, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu để phơi bày bộ mặt lố bịch cùng bản chất xấu xa của hắn.

Hình thức tác phẩm giống như một bài kí sự nhưng thực ra nó là một truyện ngắn hư cấu (nghĩa là tưởng tượng trên cơ sở những yếu tố có thật).

Nhân vật có thật là Va-ren toàn quyền Pháp mới tại Đông Dương; Phan Bội Châu – là chí sĩ yêu nước đang bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam tại Hà Nội, Sự kiện có thật là phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân đòi thả cụ Phan Bội Châu đang dâng cao khắp ba miền.

Những tình tiết hư cấu là truyện được viết trước khi Va-ren sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương và thực tế sau khi sang Đông Dương cũng không có chuyện Va-ren gặp Phan Bội Châu ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Nội dung cuộc gặp gỡ giữa Va-ren với Phan Bội Châu cũng là do tác giả tưởng tượng ra. Thông qua hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu, chúng ta hiểu rõ thái độ căm thù, khinh bỉ quân xâm lược và lòng vêu nước thiết tha của Nguyễn Ái Quốc.

Đặt cụm từ Những trò lố trong nhan đề tác phẩm, tác giả có chủ ý vạch trần hành động giả dối, lố bịch và bản chất xấu xa của tên cáo già Va-ren. Truyện được kể theo trình tự thời gian: Từ Pa-ri, Va-ren xuống tàu sang Việt Nam rồi tới khám giam cụ Phan Bội Châu tại Hỏa Lò. Chuyến đi chia thành bốn chặng. Chặng 1: Bốn tuần lễ đầu, Va-ren ở trên tàu trong hành trình từ Mác-xây đên Sài Gòn. Chặng 2: Va-ren đến Sài Gòn, được chính quyền sở tại đón tiếp “nhiệt tình”. Chặng 3: Va-ren tới Huế, được triều đình nghênh tiếp, được dự yến và gắn mề đay. Chặng 4: Va-ren ra Hà Nội, tiến hành cuộc hội kiến với Phan Bội Châu ở trong tù và những trò lố của hắn đã diễn ra. Phần trích trong sách giáo khoa là chặng 1 và chặng 4.

Qua cách kể chuyện và miêu tả của tác giả, người đọc có thể hình dung ra chuyến đi dềnh dàng kéo dài và những trò lố (những trò nhố nhăng, bịp bợm, đáng cười) của tên Toàn quyền Va-ren.

Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Hồ Chí Minh

Trong đoạn văn có hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu. Hai nhân vật này được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản. Va-ren (kẻ thống trị) bất lương đối lập với cụ Phan Bội Châu là một tù nhân (người bị trị) nhưng lại cao cả và vĩ đại.

Ngôn ngữ sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật cũng khác nhau. Tác giả dùng ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng phương pháp đối lập là sự im lặng. Đây là bút pháp tinh tế, sắc sảo có khả năng gợi tả, gợi cảm lớn.

Va-ren nhậm chức toàn quyền, đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Pháp tại Đông Dương (gồm ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia). Trò lố đầu tiên của hắn là hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu. Tác giả ngầm khẳng định: Va-ren vừa mới nhậm chức nên muốn trấn an dư luận, Vì thế nên lời hứa của hắn chỉ là lời hứa suông để mị dân, làm dịu không khí đấu tranh chống Pháp đang sôi nổi khắp nơi. Điều đó cho thấy Va-ren là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt, lời hứa đó để đối phó trước sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương. Nói khác đi, đó là lời hứa gượng ép, miễn cưỡng.

Tác giả đã bình luận việc này như sau: Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” cụ ấy vào lúc nào và ra làm sao? Tác giả vạch ra mâu thuẫn giữa nội dung lời hứa và thời gian thực hiện lời hứa. Thời gian thực hiện còn lâu, vì Va- ren vừa mới xuống tàu, mà hành trình đường biển kéo dài chừng bốn tuần lễ. Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

Cho nên, lời hứa của hắn là trò lố thứ nhất. Tác giả dùng cụm từ nửa chính thức hứa một cách mỉa mai và câu hỏi nghi vấn để thề hiện điều đó. Thực tế, Va-ren vẫn là một tên thực dân đứng đầu guồng máy cai trị ở Đông Dương; còn Phan Bội Châu vẫn là lãnh tụ cách mạng bị cầm tù. Hai người đại diện cho hai phía đối lập nhau.

Ở đoạn mở đầu truyện, tác giả thông báo về việc sang Việt Nam cùng lời hứa của viên Toàn quyền. Cách diễn đạt ngụ ý châm biếm gieo mối ngờ vực trong lòng mọi người về việc Va-ren thực hiện lời hứa ấy. Có thể nói tác giả không tin một chút nào vào “thiện chí” của hắn.

Sau đó là cuộc hội kiến giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù. Cảnh này được kể và tả bằng ngòi bút linh hoạt và sắc sảo. Trước tiên, tác giả nhận xét khái quát về cuộc diện kiến và tính cách hai nhân vật:

Ôi thật là một tấn bi kịch ! Ôi thật là một cuộc chạm trán ! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, song xa lìa quê hương luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị chúng, đeo gông lên vai đày đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ.

Giữa kẻ phản bội nhục nhã và bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng, giữa hai con người đó xảy ra chuyện gì đây?

Đây là đoạn văn bình luận độc đáo. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật sự đối lập giữa tính cách cao thượng của Phan Bội Châu, bậc anh hùng, vị thiên sứ với tính cách đê tiện của Va-ren, kẻ phản bội nhục nhã… Thái độ của tác giả là ca ngợi tinh thần yêu nước, khẳng định chính nghĩa sáng ngời của cụ Phan Bội Châu và khinh bỉ, châm biếm thái độ trơ trẽn cùng bản chất xấu xa của Va-ren.

Trong thời gian tiếp xúc, gần như Va-ren độc thoại, vì cụ Phan Bội Châu không thèm nói chuyện với hắn. Đoạn văn thể hiện rõ động cơ và thủ đoạn của Va-ren trước nhà yêu nước họ Phan. Hắn vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn. Cuối cùng, sự nham hiểm, xảo quyệt của hắn đã bộc lộ hoàn toàn.

Chúng ta hãy theo dõi lời lẽ và hành động của Va-ren. Hắn tuyên bố thả Phan Bội Châu: Tôi đem tự do đến cho ông đây… Tác giả bình luận trò lố thứ hai ấy bằng hình ảnh đặc sắc đầy tính mỉa mai, đả kích: Va-ren tuyên bô vậy, tay phải giơ ra bắt, tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm. Va-ren đồng ý thả cụ Phan với điều kiện cụ phải trung thành với nước Pháp, phải cộng tác, phải hợp lực với người Pháp để củng cố nền thống trị của Pháp ở Đông Dương (?!)

Những mâu thuẫn trong lời nói và hành động đã tố cáo bản chất của Va- ren là kẻ thực dụng đến mức đê tiện, sẵn sàng làm mọi việc, dù là tồi tệ nhất chỉ vì quyền lợi cá nhân. Bên cạnh đó, nó cũng bóc trần sự thật lời hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu của Va-ren là như thế nào. Không phải hắn trả tự do cho cụ Phan mà là cố tình ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng cách mạng cao đẹp, từ bỏ dân tộc mình. Hắn đến gặp cụ Phan vì quyền lợi của nước Pháp thực dân, mà trực tiếp là vì danh lợi của hắn. Thật nực cười khi kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lí tưởng cao cả nhất. Rõ ràng, lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu của Va-ren không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm nhố nhăng.

Hắn vờ tỏ ý kính trọng tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh của cụ Phan Bội Châu nhưng lại đòi hỏi cụ phải phản bội, đầu hàng. Hắn mang miếng bánh vẽ đẹp đẽ hào nhoáng về tương lai của xứ Đông Dương thuộc địa để dụ dỗ mua chuộc cụ:

Ông Phan Bội Châu, tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh, nhiều nguy nan của ông và chính tôi, tôi xin là người đầu tiên, với tư cách là toàn quyền Đông Dương, được bày tỏ tấm lòng rất mực quý trọng ông. Song những ý tưởng hào hiệp nhất phải chăng bao giờ cũng hay nhất?…

Chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị, một nước Pháp ở châu Á !

Va-ren đã tự lột mặt nạ, tự bóc trần bản chất của hắn – một tên chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã, một con người vô liêm sỉ đáng khinh. Sự đối trá, lừa bịp giấu trong giọng lưỡi ngọt nhạt, phỉnh phờ. Hắn dùng những lời lẽ ấy để chiêu dụ Phan Đội Châu, nhà ái quốc suốt đời xả thân vì chủ quyền độc lập của đất nước.

Trâng tráo hơn nữa là hắn đòi cụ Phan dừng uy tín to lớn của mình để lôi kéo mọi người theo Pháp: chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên, hãy bảo họ hợp tác với người Pháp. Va-ren khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng: để mặc đấy những ý nghĩ phục thù và bắt tay với hắn: ông và tôi tay nắm chặt tay, chúng ta có thể làm được biết bao công việc tốt đẹp cho xứ Đông Dương này.

Vốn tinh quái, hắn biết “tấm gương” của hắn chưa đủ thuyết phục Phan Bội Châu nên hắn còn ca ngợi các bạn học của hắn – những kẻ cũng phản bội như hắn – và coi đó là những “tấm gương” đáng noi theo: Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Cách chơi chữ thâm thúy của tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ, mỉa mai sâu cay đối với những kẻ phản bội lí tưởng cách mạng, quay sang tôn thờ những điều xấu xa gắn liền với đàn áp, khủng bố, giết chóc, tàn hại những người cùng giai cấp và xâm chiếm đất nước của người khác. Va-ren còn biểu dương cả những tên Việt gian đã theo Pháp. Lời lẽ của Va-ren đã thể hiện rõ bản chất phản bội đê hèn của hắn.

Trơ trẽn hơn nữa, hắn đã tự nhận mình là một kẻ phản bội lại lí tưởng cách mạng của Đảng Xã hội Pháp đang đấu tranh cho công bằng, dân chủ và quyền tự do của con người. Hắn chấp nhận trở thành một quan chức thực dân cao cấp, đại diện cho nước Pháp sang thống trị nhân dân ta. Hắn trâng tráo vỗ ngực khoe với cụ Phan Bội Châu: … ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy và giờ đây thì tôi làm toàn quyền…!

Thái độ của Phan Bội Châu trước Va-ren như thế nào? Cụ im lặng, phớt lờ, coi như không có hắn trước mặt. Đó là cách bộc lộ thái độ khinh bỉ kẻ thù cao độ. Về sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu, tác giả có lời bình hóm hỉnh:

Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa ! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” và cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người.

Giả sử truyện chấm dứt ở câu: Nhưng cứ xét bình tĩnh, thì đó chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu thì ý nghĩa của nó vẫn hoàn chỉnh bởi vì hai con người thuộc hai chiến tuyến khác nhau, tôn thờ những lí tưởng khác nhau thì làm sao hiểu được ý nghĩ của nhau và không thể có được tiếng nổi chung. Nhưng tác giả đã nói thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời suy đoán của tác giả cùng các chi tiết: Sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng… đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi… Phan Bội Châu có mỉm cười… như cánh ruồi lướt qua vậy. Những chi tiết đó khắc họa nổi bật thái độ ngạo nghễ cùng tính cách hiên ngang, bất khuất của Phan Bội Châu trước kẻ thù.

Nếu trong đoạn kết ở trên, sự khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng thái độ im lặng, dửng dưng và nụ cười nhếch mép khinh bỉ thì ở phần tái bút, sự khinh bỉ ấy lại bộc lộ qua hành động quyết liệt. Như thế là với kẻ thù không đội trời chung, cụ Phan có nhiều cách tỏ thái độ. im lặng, dửng dưng chưa đủ mà cụ còn nhổ vào mặt Va-ren. Cách dẫn chuyện úp úp mở mở của tác giả thật hóm hỉnh và thứ vị. Nó làm tăng thêm ý nghĩa đả kích thực dân Pháp mà tác giả đặt ra trong tác phẩm.

Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thành công trước tiên là trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật. Tác giả chủ yếu dùng nghệ thuật so sánh, đối chiếu để tạo ra sự tương phản cực độ giữa Va- ren và Phan Bội Châu. Điều đó thể hiện rõ nhất ở cuộc “đối đầu” giữa quàn Toàn quyền Đông Dương và Phan Bội Châu – một người tù “đặc biệt” của chính quyền thực dân Pháp. Va-ren càng hùng hồn tới mức trơ trẽn đề cao quan điểm sống của những kẻ phản bội lí tưởng, ruồng bỏ giai cấp mình bao nhiêu thì Phan Bội Châu càng tỏ ra lạnh lùng, dửng dưng bấy nhiêu.

Qua đó tác giả làm nổi bật thái độ bịp bợm, dối trá, bản chất bỉ ổi, đê tiện của kẻ cướp nước và ca ngợi bản lĩnh vững vàng, bất khuất của nhà chí sĩ yêu nước. Đây cũng là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “lí tưởng” của một kẻ cướp nước và với lí tưởng của một người anh hùng yêu nước.

Thành công thứ hai của tác phẩm là cách dẫn chuyện của tác giả. Nội dung câu chuyện do tác giả tưởng tượng ra trên cơ sở các sự kiện và nhân vật có thật nhưng tất cả đã hiện lên thật cụ thể, sống động. Đối với nhân vật Va-ren, tác giả vừa kể vừa xen vào những lời bình ẩn chứa thái độ mỉa mai, giễu cợt và khinh bỉ. Giọng kể mới nghe có vẻ khách quan (kể lại sự việc như nó đang diễn ra), nhưng thực chất lại chứa đầy chủ ý đả kích của tác giả.

Chủ ý ấy thể hiện rõ qua cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh, cách bình phẩm… Riêng đối với cụ Phan Bội Châu, lời kể, lời bình của Nguyễn Ái Quốc thật đa dạng, lúc thì mềm mại, trữ tình, lúc thì mạnh mẽ cứng cỏi, đầy khí phách, xứng với tầm vóc vĩ đại của nhà chí sĩ yêu nước – niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

21 tháng 3 2019

thái độ mất dậy

8 tháng 5 2019

Chỉ có lời nói độc thoại của Va-ren, còn Phan Bội Châu im lặng. Từ đó cho thấy Va-ren chỉ hứa suông, là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích, quyền lợi cá nhân. Phan Bội Châu là anh hùng dân tộc, kiên trung, bất khuất, đại diện cho tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

25 tháng 12 2019

Đáp án: A

28 tháng 12 2019

- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.

- Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu phản ánh chân thực bản chất xảo trá, gian ác, lố bịch của bọn thực dân Pháp mà đại diện là Va-ren. Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

- Phan Bội Châu là vị anh hùng tượng trưng cho khí phách của người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo trước giọng điệu xảo trá của kẻ thù.

28 tháng 11 2019

Trong truyện, thông qua thủ pháp tương phản đối lập, thông qua cách miêu tả của tác giả khi xây dựng nhân vật và những lời bình luận về Va-ren giúp cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với Phan Bội Châu dù trong suốt câu chuyện tác giả không đưa ra bất cứ lời bình luận cụ thể nào về nhà chí sĩ cách mạng.