K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2018

Giải thích: Mục 1, SGK/131 - 132 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

23 tháng 1 2017

Đáp án: C

21 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: B

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhất nước ta, lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long (sông Tiền – sông Hậu).

- Phần lớn sông chảy qua nền địa hình bằng phẳng.

=> Đây là vùng có hoạt động vận tải đường sông phát triển nhất nước ta.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với hoạt động chợ nổi trên sông hoạt động sầm uất  (chủ yếu trao đổi nông sản như hoa quả, thủy sản...)

23 tháng 2 2019

Đáp án cần chọn là: A

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có tính thất thường, lượng mưa sự phân hóa theo mùa. Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa vì vậy vào những thời kì khí hậu diễn biến thất thường có mưa lớn, bão, lũ lụt  làm nước sông dâng lên nhanh, nước chảy mạnh và xiết; ngược lại thời kì mùa khô nước sông cạn => cản trở các hoạt động vận tải trên sông diễn ra bình thường.

5 tháng 2 2017

Đáp án: B

Vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sự dụng với cường độ cao nhất mước ta là hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai. Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai phân bố ở khu vực đồng bằng với nhiều kênh, rạch chằng chịt và là khu vực này rất nổi tiếng với các chợ nổi, du lịch sông nước miền vườn.

26 tháng 2 2016

a) Đường bộ (đường ôtô)

- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng

- Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía tây đất nước.

- Hệ thống đường bộ nước ta đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường bộ xuyên Á.

b) Đường sắt 

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143km

- Đường sắt Thống Nhấy (Hà Nội - tp Hồ Chí Minh) dài 1.726km, là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - nam

- Các tuyến đường khác là : Hà Nội- Hải  Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng - Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.

8 tháng 3 2018

Giải thích: Mục 1, SGK/131 - 132 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

31 tháng 10 2017

Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, đường bộ có tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển (bao gồm cả hành khách lẫn hàng hóa - sgk Địa lí 12 trang 136)

=> Chọn đáp án A

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách