K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2019

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là:

- Tính truyền miệng

    + Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian, tạo nên điểm khác biệt cơ bản của bộ phận văn học này với văn học viết.

    + Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.

    + Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức như : nói, kể, hát, diễn, … các tác phẩm văn học dân gian hoặc và kết hợp nội dung lời thơ, văn với các làn điệu để tạo nên tác phẩm trình diễn chèo, tuồng, cải lương, …

- Tính tập thể

    + Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng; sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, thêm bớt, hoàn thiện và làm phong phú cả về nội dung lẫn hình thức cho tác phẩm.

    + Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện.

    + Mỗi tác phẩm dân gian sau khi ra đời đều là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có quyền sử dụng, sửa chữa, bổ sung để thêm hoàn thiện, hấp dẫn.

⇒ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

- Tính thực hành

    + Phần lớn các tác phẩn văn học dân gian đều được ra đời trong những sinh hoạt như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... .

    + Những sinh hoạt cộng đồng có vai trò chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

    + Các tác phẩm văn học dân gian có vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho sinh hoạt cộng đồng (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

1 tháng 6 2017

Văn học dân gian là những sáng tác do nhân dân tạo ra trong quá trình lao động, nó mang tính truyền miệng, tập thể với mục đích phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.

Đặc trưng của văn học dân gian:

- Tính truyền miệng: đây là hình thức lưu truyền, phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết (nền văn học viết)

- Tác phẩm tiêu biểu đã học: sử thi Đăm Săn (Ê-đê), truyện thơ Tiễn dặn người yêu, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, các bài ca dao, truyện cười, truyện ngụ ngôn

- Tính tập thể: Văn học dân gian là sản phẩm chung của nhiều người trong quá trình truyền miệng có dị bản.

- Tính thực tế: phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

1. Tính truyền miệng

Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).

Ảnh hưởng:Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.

2. Tính tập thể

Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng -  tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.

Trong  khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .

==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

27 tháng 9 2021

dẫn chứng vs phân tích dẫn chứng thì sao ạ

 

20 tháng 2 2017

Chọn đáp án: B

2 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D

9 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D