Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
Gợi ý:a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày:
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.
a. Cảm nghĩ về dòng sông.
- Đối tượng biểu cảm là dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) quê hương
- Tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) đó.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng thu.
- Đối tượng biểu cảm là trăng trong đêm trung thu.
- Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.
- Tình yêu thương tôn kính với mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ.
- Đối tượng biểu cảm là kỉ niệm tuổi thơ.
- Tình cảm sự hoài niệm về quá khứ.
e. Loài cây em yêu.
- Đối tượng biểu cảm là một loài cây bất kì.
- Tình cảm được biểu hiện bằng sự yêu thích chăm sóc của em.
2. Cách làm một bài văn biểu cảm
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
- Hình dung về nụ cười cười của mẹ: nụ cười ấm áp, yêu thương; khích lệ, động viên, ...
- Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.
b. Lập dàn bài:
* Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
* Thân bài :
- Vài nét về mẹ:
+ Tuổi, sức khỏe.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Tính tình hiền hòa, dễ mến.
- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
II. Luyện tập
Câu 1: Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
- Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
Câu 3: Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
+ Nụ cười vui,thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.
Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.
Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
"Tiền bạc vốn dĩ không mua được tất cả!" Đây chính là quan niệm mà đời đời cho là đúng vì tiền bạc không mua đc tình cảm! Nói thì vẫn nói thế nhưng quan trọng là thực hiện kìa! Hỏi trên đời này có mấy ai coi trọng tình hơn tiền? Cái tính ích kỉ trong con người bao h cx rất lớn! Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, họ nghĩ đến cuộc sống của họ, nghĩ đến quyền lợi của học mà không cần biết đến bao thứ họ chà đạp lên! Tất cả chúng ta đều bt không có tiền k lm đc j cả chỉ là ai trong số đó bt sống thật vs bản thân mk thôi!
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.
Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh… Câu đối : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng… của người Việt xưa.Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt.
"Bố ơi, con xin lỗi bố, con sai rồi bố ơi!". Tôi nấc lên. Bõ đang nằm mê man trong bệnh viện. Bác sĩ kết luận, do bị nhiễm lạnh nên bố bị viêm phổi nặng. Tôi ân hận quá. Nhìn bố trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng.
Đó là một ngày mùa đông buốt giá. Tan học đúng lúc trời đổ mưa. Tuy mưa không lớn nhưng nó cũng đủ làm cho không khí, vốn đã giá lạnh lại càng thêm ướt át ảm đạm. Tôi chờ trước cổng trường đã nửa tiếng rồi mà không thấy bỏ đâu ca. Tôi giậm chân thình thịch xuống đất: "Bây giờ chắc sắp hết chương trình hoạt hình". Hôm nay lại còn hẹn cái Hà đi ăn chè nữa chứ. Bao nhiêu kế hoạch bị bố phá hỏng cả. Tức quá đi mất thôi.
– Dương ơi! – Tiếng bố gọi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.
Đứng nép vào nhà xe của trường, tôi hậm hực mặc áo mưa và hỏi bố như quát:
– Sao bố đón muộn thế? Bố có biết bây giờ là mấy giờ không?
Bố tôi cười:
– Cho bố xin lỗi. Bố phải giúp một chú trong công ti chuyển nhà nên mới đón con muộn như vậy. Chú ấy tặng con đôi cặp tóc này. Rất đẹp phải không? Bố nghĩ là con sẽ thích đấy.
Bố lấy trong túi áo đôi cặp tóc đưa tôi. Lúc này tôi thật sự rất giận bố. Tôi chờ bố tận nửa tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được mỗi lời xin lỗi và đôi cặp tóc lỗi mốt kia ư? Tôi giận dỗi, lấy hết sức đập vào tay bố để đôi cặp tóc rơi xuống đất. Thật không may, chiếc áo mưa tôi đang mặc bị vướng vào cửa nhà xe và rách đến tận nách. Tôi ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác.
Thái độ của tôi làm bố sững sờ một lúc rồi thở dài. Bố cởi áo mưa của bố cho tôi mặc rồi hai bố con lặng lẽ ra về.
Nhà tôi xa lắm, cách trường gần năm cây số. Trời tối dần, mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi mỗi lúc một mạnh. Không có áo mưa thế này chắc bố tôi lạnh lắm. Tôi có áo mưa, không bị ướt còn thấy lạnh nữa là bố. Thế mà bố vẫn không kêu một tiếng nào. Tôi định hỏi bố xong lại thôi.
Về đến nhà, tôi lẳng lặng cất cặp vào phòng mình. Bố có vẻ mệt mỏi. Thay quần áo xong, bố nói với tôi: "Bố hơi mệt, mẹ đi vắng nên con cứ ăn cơm trước đi" rồi bố vào phòng nằm nghỉ. Tôi ăn xong rồi ngồi học bài, khi nhìn lên đổng hổ đã gần mười một giờ đêm. Bố vẫn ở trong phòng. Tôi thấy lo lắng liền vào phòng bố. Trời ơi, bố đang nằm mê man trên giường. Tôi đặt tay lên trán bố, giật mình vì trán bố quá nóng. Không biết làm thế nào, tôi vội sang nhà hàng xóm, nhè' bác Thu đưa bố đi bệnh viện.
Ngồi bên giường bệnh, tôi nắm chặt tay bố. Nghĩ lại sự việc chiều nay, tôi thấy mình thật có lỗi. Ngày bình thường, tôi vẫn đợi bố có khi cũng hàng nửa tiếng cơ mà. Chỉ vì hôm nay cãi nhau với đứa bạn thân nên tôi đã trút giận lên đầu bố. Nếu tôi không giận dỗi thì sẽ không làm bố buồn, sẽ không bị rách áo mưa và bố cũng không phải nhập viện. Tôi là một đứa con hư, bất hiếu và ích kỉ. Chắc bố buồn lắm vì có một người con như tôi. Ngày trước, bố còn bị đau dạ dày. Nhiều lúc, những cơn đau lại tái phát và hành hạ bố nhưng bố luôn giấu cả nhà để tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố luôn sống vì mọi người. Tôi thật không xứng đáng là con của bố.
Giờ đây tôi chỉ biết khóc. Tôi tin khi khoẻ lại, bố sẽ nói như những lần tôi mắc lỗi trước đây: "Không sao đâu con ạ, bố chỉ mong con luôn được vui vẻ”. Nhưng không, lần này tôi sẽ không tha thứ cho chính mình. Tôi sẽ nói bố mắng tôi thật nhiều, đánh tôi thật đau, răn dạy tôi thật nghiêm khắc để đây sẽ là lần cuối cùng tôi mắc lỗi, lần cuối cùng tôi làm bố phiền lòng. Tôi tự hứa với lòng mình như vậy.
kham khảo
"Bố ơi, con xin lỗi bố, con sai rồi bố ơi!". Tôi nấc lên. Bõ đang nằm mê man trong bệnh viện. Bác sĩ kết luận, do bị nhiễm lạnh nên bố bị viêm phổi nặng. Tôi ân hận quá. Nhìn bố trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng.
Đó là một ngày mùa đông buốt giá. Tan học đúng lúc trời đổ mưa. Tuy mưa không lớn nhưng nó cũng đủ làm cho không khí, vốn đã giá lạnh lại càng thêm ướt át ảm đạm. Tôi chờ trước cổng trường đã nửa tiếng rồi mà không thấy bỏ đâu ca. Tôi giậm chân thình thịch xuống đất: "Bây giờ chắc sắp hết chương trình hoạt hình". Hôm nay lại còn hẹn cái Hà đi ăn chè nữa chứ. Bao nhiêu kế hoạch bị bố phá hỏng cả. Tức quá đi mất thôi.
– Dương ơi! – Tiếng bố gọi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.
Đứng nép vào nhà xe của trường, tôi hậm hực mặc áo mưa và hỏi bố như quát:
– Sao bố đón muộn thế? Bố có biết bây giờ là mấy giờ không?
Bố tôi cười:
– Cho bố xin lỗi. Bố phải giúp một chú trong công ti chuyển nhà nên mới đón con muộn như vậy. Chú ấy tặng con đôi cặp tóc này. Rất đẹp phải không? Bố nghĩ là con sẽ thích đấy.
Bố lấy trong túi áo đôi cặp tóc đưa tôi. Lúc này tôi thật sự rất giận bố. Tôi chờ bố tận nửa tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được mỗi lời xin lỗi và đôi cặp tóc lỗi mốt kia ư? Tôi giận dỗi, lấy hết sức đập vào tay bố để đôi cặp tóc rơi xuống đất. Thật không may, chiếc áo mưa tôi đang mặc bị vướng vào cửa nhà xe và rách đến tận nách. Tôi ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác.
Thái độ của tôi làm bố sững sờ một lúc rồi thở dài. Bố cởi áo mưa của bố cho tôi mặc rồi hai bố con lặng lẽ ra về.
Nhà tôi xa lắm, cách trường gần năm cây số. Trời tối dần, mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi mỗi lúc một mạnh. Không có áo mưa thế này chắc bố tôi lạnh lắm. Tôi có áo mưa, không bị ướt còn thấy lạnh nữa là bố. Thế mà bố vẫn không kêu một tiếng nào. Tôi định hỏi bố xong lại thôi.
Về đến nhà, tôi lẳng lặng cất cặp vào phòng mình. Bố có vẻ mệt mỏi. Thay quần áo xong, bố nói với tôi: "Bố hơi mệt, mẹ đi vắng nên con cứ ăn cơm trước đi" rồi bố vào phòng nằm nghỉ. Tôi ăn xong rồi ngồi học bài, khi nhìn lên đổng hổ đã gần mười một giờ đêm. Bố vẫn ở trong phòng. Tôi thấy lo lắng liền vào phòng bố. Trời ơi, bố đang nằm mê man trên giường. Tôi đặt tay lên trán bố, giật mình vì trán bố quá nóng. Không biết làm thế nào, tôi vội sang nhà hàng xóm, nhè' bác Thu đưa bố đi bệnh viện.
Ngồi bên giường bệnh, tôi nắm chặt tay bố. Nghĩ lại sự việc chiều nay, tôi thấy mình thật có lỗi. Ngày bình thường, tôi vẫn đợi bố có khi cũng hàng nửa tiếng cơ mà. Chỉ vì hôm nay cãi nhau với đứa bạn thân nên tôi đã trút giận lên đầu bố. Nếu tôi không giận dỗi thì sẽ không làm bố buồn, sẽ không bị rách áo mưa và bố cũng không phải nhập viện. Tôi là một đứa con hư, bất hiếu và ích kỉ. Chắc bố buồn lắm vì có một người con như tôi. Ngày trước, bố còn bị đau dạ dày. Nhiều lúc, những cơn đau lại tái phát và hành hạ bố nhưng bố luôn giấu cả nhà để tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố luôn sống vì mọi người. Tôi thật không xứng đáng là con của bố.
Giờ đây tôi chỉ biết khóc. Tôi tin khi khoẻ lại, bố sẽ nói như những lần tôi mắc lỗi trước đây: "Không sao đâu con ạ, bố chỉ mong con luôn được vui vẻ”. Nhưng không, lần này tôi sẽ không tha thứ cho chính mình. Tôi sẽ nói bố mắng tôi thật nhiều, đánh tôi thật đau, răn dạy tôi thật nghiêm khắc để đây sẽ là lần cuối cùng tôi mắc lỗi, lần cuối cùng tôi làm bố phiền lòng. Tôi tự hứa với lòng mình như vậy.
Nhà em ở khu vực nông thôn nên có những khoảng trống của đất rất rộng, vì vậy mà nhà em cũng như tất cả các cô, các bác trong thôn đều xây dựng cho mình một khu vườn thật rộng lớn, thoáng mát. Ở trong khu vườn đó sẽ được trồng rất nhiều loại cây, tùy theo sở thích của từng gia đình. Nhà em cũng có một khu vườn rất rộng với đủ loại cây cối, nuôi các loại vật nuôi hữu ích như: gà, vịt…. Em rất yêu khu vườn của nhà em vì nó rất đẹp và nó nó luôn mang đến cho em một cảm giác thoải mái, thư giãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi.
Có lẽ những bạn học ở thành phố sẽ trở nên vô cùng lạ lẫm với những khu vườn. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, em sẽ giới thiệu qua về khu vườn nhà mình cũng như những khu vườn nói chung. Vườn là khoảng đất trống trong mỗi gia đình, ở đó thường là không gian ở trước hoặc sau ngôi nhà. Trong khu vườn thì những người nông dân sẽ trồng các loại cây ăn quả như: chuối, xoài, mít, cam… và cũng có thể trồng các loại rau ăn như: rau cải, rau muống, giàn bầu, giàn mướp; có thể đào ao thả cá, có thể xây chuồng để nuôi các loại gia súc, gia cầm như: vịt, gà, lợn, baba…
Nói chung, tùy theo sở thích cá nhân của mỗi gia đình mà những loài cây, con vật xuất hiện trong những khu vườn ấy cũng khác nhau. Còn đối với khu vườn nhà em thì có trồng trọt và cũng chăn nuôi rất nhiều loài vật dễ thương, đáng yêu. Khu vườn nhà em rất rộng, khoảng năm mươi mét vuông, nằm ở sau ngôi nhà của em. Để nuôi các loài vật nên bố em đã xây tường xung quanh khu vườn, trước hết có thể kể đến đó chính là các loại cây ăn quả. Vì vườn rộng nên bố em đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cũng một phần vì chúng em rất thích ăn hoa quả tươi nên mỗi lần đi đâu đó thì bố em thường mang về một loài cây mới.
Nhà em trồng các loài cây như: xoài, bưởi, nhãn, vải, táo…màu nào thức ấy, hoa quả trong vườn nhà em ra quanh năm, vì vậy mà trong nhà, sau mỗi bữa cơm, gia đình em đều được thưởng thức rất nhiều loại hoa quả tươi ngon. Trong tất cả các loại hoa quả thì em yêu thích nhất chính là quả chuối vì chuối rất ngọt và thơm, hơn nữa chuối còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn chuối sẽ làm cho sức khỏe của em và những người trong gia đình trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngoài trồng các loài cây ăn quả thì phía bắc khu vườn mẹ em cũng trồng rất nhiều loại rau xanh như: rau cải, rau muống, rau đay… gần bờ tường bố em còn mắc một cái giàn bằng tre để trồng quả mướp, quả bầu…. Vì vậy mà ngoài hoa quả tươi, nhà em còn có rau xạch phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các loài cây thì trong khu vườn nhà em còn trồng một giàn hoa thiên lí, mỗi khi hoa nở cả một khu vườn ngát hương thơm, đặc biệt hơn nữa là hoa thiên lí có thể dùng để làm thức ăn, mẹ em thường hái hoa thiên lí để nấu canh giải nhiệt cho cả nhà, bên cạnh giàn thiên lí là khóm hoa hồng rất lớn, tuy hoa không to và thẳng như những cành hoa bán ở chợ nhưng hoa nhà em lại rất thơm, màu sắc cũng rất đẹp nữa.
Khoảng đất rộng trong khu vườn nhà em còn dùng để nuôi các loại vật nuôi như: gà, vịt… hàng ngày đàn gà con vẫn dẫn nhau ra vườn kiếm ăn,tiếng gà mẹ cục cục, gà con thì kêu chiêm chiếp vô cùng vui tai. Chúng kiếm những con sâu, những hạt thóc vươn và những ngọn cỏ non để ăn. Còn vịt thì chúng bơi ở trong ao cá gần đấy, trong ao bố em thả nhiều loại cá như cá chép, cá trôi, cá trắm…. Một năm nhà em thu hoạch được hai lần, mỗi lần đều có rất nhiều cá.
Khu vườn chính là một không gian mà em vô cùng yêu thích, vì ở đó lúc nào cũng có bóng râm rợp bóng, dù trời có nắng đến đâu thì khi ra khu vườn em đều cảm thấy khoan khoái, thoải mái lạ thường. Hơn nữa, khu vườn có những âm thanh của tự nhiên vô cùng bắt tai, không chỉ là tiếng gà mẹ gọi gà con mà còn là tiếng ve sầu vang vọng trên những cành cây, tiếng chim ríu ríu trên những tán cây xa xa, tất cả hợp lại với nhau như một bản nhạc giao hưởng trầm bổng. Mỗi khi có chuyện gì buồn, chỉ cần ra vườn ngắm nhìn mọi thứ xung quanh thì em như cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Em rất yêu khu vườn nhà em, vì ở đó có rất nhiều cây cối cùng quần tụ vui vẻ, không chỉ mang lại bóng mát mà còn cho gia đình em những sản phẩm vô cùng tươi ngon, bổ dưỡng. Đây không chỉ là nơi em thư dãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi mà còn là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật, mà nhiều trong số đó mang lại nhiều thu nhập cho gia đình em. Vì vậy mà em rất tự hào kể với các bạn về không gian khu vườn nhà mình, cũng là không gian riêng tư của một mình em.
Thảo Hiền trả lời câu hỏi trong box tn nhé ^^
Ôi !... => là câu đặc biệt
Đẹp đẽ và đầy màu sắc => Câu rút gọn ( rg chủ ngữ)
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
tham khảo:
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới. Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn, nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học… và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo”, thực chất cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên. Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trở thành nguồn phát sinh bệnh tật; núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường, không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững… Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc. Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.