Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) So sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
-Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước (chiếm 52,7% diện tích và 54,0% sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước (chiếm 15,4% diện tích và 17,0 sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực đầu người gấp 2,5 lần cả nước, trong khi Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn bình quân chung của cả nước.
b) Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước do dân số dông (mặc dù đây là vùng trọng diểm lương thực thứ hai cả nước).
a) Vẽ biểu đồ
-Xử lí số liệu
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người ở Đồng bằng sông cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011. (Đơn vị:%)
- Vẽ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa hình quân đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011.
b) Nhận xét và giải thích
-Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng do mở rộng diện tích, cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ
-Năng suất lúa tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao, thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí
-Sản lượng lúa tăng do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là tăng năng suất
-Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng và cao nhất cả nước do sản lượng tăng nhanh và không bị sức ép dân số.
+ Số dân của Đồng bằng Sông Hồng quá đông chiếm 21% dân số cả nước năm 2005.
+ Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân của cả nước, trong khi thâm canh có giới hạn.
+ Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn.
+ Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm.
Sở dĩ ở Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ hai cả nước, nhưng bình quân lương thực theo đầu người lại thấp hơn nước bình quân của cả nước vì: Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông. Năm 2014, dân số đồng bằng sông Hồng chiếm 21,5% dân số của cả nước và có mật độ dân số cao gấp 4,7 lần so với mật độ dân số của cả nước.
Mà ta có công thức tính: sản lượng lương thực bình quân = Tổng sản lượng/ số dân.
=>Chính vì vậy, mặc dù sản lượng lương thực của vùng lớn nhưng vì chia theo đầu người nên bình quân lương thực của vùng đạt mức thấp hơn cả nước.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người và có tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).
* Giải thích
- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.
- Số dân quá đông: 18,2 triệu ngươi (chiếm 21,6% số dân cả nước, năm 2006).
- Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân cả nước, trong khi khả năng thâm canh là có giới hạn.
- Khả năng mở rộng diện tích đất hầu như không còn.
- Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm.
Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính năng suất = sản lượng / diện tích
Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng năm 2014 = 65485 / 1079,6 = 60,7 tạ/ha
=> Chọn đáp án A
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân làm cho vùng Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương theo đầu người thấp là do số dân rất đông. Đồng bằng sông Hồng là một trong ba vùng có dân số nhiều nhất ở nước ta: đồng bằng sông Hồng (20439,4 nghìn người), đồng bằng sông Cửu Long ( 17478,9 nghìn người), Đông Nam Bộ (15459,6 nghìn người).