d...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2018

d, Vai trò của nhân vật

- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung

- Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước, vẻ đẹp sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh

- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh, để đưa cuộc chiến thắng lợi cuối cùng

- Cuộc chiến khốc liệt cần đòi hỏi mỗi người Việt có sức sống mạnh mẽ, trỗi dậy

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết” a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn? b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu...
Đọc tiếp

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết”

a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?

c/ Câu chuyện của Tnú cũng như lời của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

d/ Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?

1
19 tháng 10 2017
  • Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
    • Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
    • Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
    • Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
    • Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
    • Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
    • Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
      • Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
      • Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
      • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
  • Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
    • Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
    • Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
  • Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
    • Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
    • Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
    • Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
30 tháng 5 2019

a, Người anh hùng được cụ Mết kể: Tnú. Với phẩm chất, tính cách:

    + Gan dạ, dũng cảm, trung thực (còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho Quyết)

    + Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết bị chém nhưng vẫn gan góc

- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười ngón tay)

- Kiên cường đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù

- Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:

    + Không sống kiếp tù đày cam chịu

    + Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ

13 tháng 4 2018

b, Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc tới bốn lần nhấn mạnh

    + Khi chưa cầm vũ khí chiến đấu, thì ngay cả những người thân Tnú không giữ được

    + Cụ Mết khẳng định, đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng

- Chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, truyền dạy cho thế hệ sau

26 tháng 2 2017

c, Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng

8 tháng 6 2016

I. Mở bài:

- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”

II.Thân bài:

 1. Nét chung: Họ đều là những  người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:

- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.

-  Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.

2. Nét riêng:

 a. Cụ Mết:

 - Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ

 - Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.

 - Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.

 -Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.

  b. Tnú:

 - Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.

 - Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.

 -  Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.

   + Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.

-  Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.

  c. Dít:

  - Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.

  -Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.

* Đánh giá:

 - Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.

  - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.

III. Kết bài:

   Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy  hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.   

8 tháng 6 2016

1.Nhân vật Cụ Mết.

– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.

– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.

– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.

2. Nhân Vật T Nú

– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.

– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.

– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.

– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.

– Được cụ mết nuôi từ nhỏ, anh cũng là người luôn hết lòng vì dân, anh theo cụ mết đi nuôi những người cán bộ từ đó trong anh cũng nảy sinh ra mình cần là một người cán bộ yêu nước, khi lớn lên anh lập gia đình tên giặc đã giết chết những người thân của anh, sự đau đớn đó đã biến thành một sức mạnh của việc trả thù cho đất nước và cho người thân của mình, anh tham gia vào quân đội và giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn. Sự căm thù đó xuất phát từ lòng yêu thương vợ con và là một người chiến sĩ yêu nước.

– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.

– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.

3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.

– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.

– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…

8 tháng 6 2016

1. Mở bài:

- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

-  Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là  nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên  cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống  Mỹ.

 - Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết  thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

   Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và  sâu sắc.

3. Kết luận:

 - Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

 - Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

8 tháng 6 2016

1. Mở bài:

– Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

– Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

– Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

– Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

– Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

– Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.

– Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

– Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không

nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ – ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

– Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví nhưmột cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

– Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

– Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

– Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.

III. Kết luận:

– Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

– Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

3 tháng 3 2021

Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện “Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.

“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo quân thù.

“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày nào cũng bị bắn hai lần. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức sống vô cùng mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”

Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút, bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước, quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ: thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất khuất.

Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.

3 tháng 3 2021

Tham khảo ạ:

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng Tây Nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.

Bằng tình yêu Tây Nguyên, sự quan sát tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.