K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2019

3tk sai nhầm

6 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

10 tháng 10 2018

có mk bạn là nam hay girl 

hok tốt

nhìn lại một chút nội quy ha

10 tháng 10 2018

Ny có ngĩa là người....gì??? Mk ko hiểu

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Thời Lý: ban hành bộ Hình thư. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (1042). Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ.

- Thời Trần: Ban hành Quốc triều hình luật. Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo. Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan. => Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước hơn so với thời Lý.

18 tháng 12 2019

THANK YOU VERY MUCH!

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

  •  Bố cục trong văn bản
  •  Mạch lạc trong văn bản

Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...

Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.

Em còn nhớ mãi ngày khai giảng năm học lớp hai. Tuy đã qua một năm học ở trường nhưng em vẫn thấy buổi khai giảng đó như ngày đầu tiên đi học.

Sân trường được trang hoàng rất đẹp. Sau các tháng hè nắng cháy, cây cối như đực khoác lại màu áo xanh truyền thống. Sauk hi thầy Phó Hiệu trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn chính thức khai giảng năm học mới. Một cô giáo thay mặt cho toàn thể giáo viên nhà trường phát biểu cảm nghĩ trong ngày khai giảng. Học sinh cũng được nói lên tâm trạng của chính mình. Và đại diện cho toàn thể học sinh của trường chính là em. Giây phút bước lên phía trước để nói lên suy nghĩ của mình đối với em không thể nào quên. Em đã thay mặt tất cả các bạn trong trường nêu quyết tâm học giỏi và rèn luyện tốt trong năm học đó. Kết qủa cuối năm học của toàn trường đẫ chứng minh cho lời hứa của chúng em. Sau buổi khai giảng, buổi học đầu tiên đưa không khí sân trường trở lại với nhịp bình thường của nó.

Mỗi năm có một ngày khai giảng, nhưng đối với em đó là ngày khai giảng không bao giờ quên.                                                                          Bài cũ của mình nãy trong thư mục

29 tháng 9 2019

cậu không thể chép bài này

9 tháng 2 2020

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

9 tháng 2 2020

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

20 tháng 12 2018

qua hay

20 tháng 12 2018

Hay rất cảm động và sâu sắc(ko noi dối, Anh/chị viet thơ hay đó :D )

10 tháng 1 2019

Ở trường mình cũng có cuộc thi đó nè>>>

10 tháng 1 2019

Gửi người hùng của con!

Khi đặt bút viết lá thư này, con tự hỏi người hùng trong con là ai, và con chỉ có duy nhất một câu trả lời chính là mẹ. 

Mẹ, người phụ nữ tần tảo nuôi dưỡng con suốt 14 năm qua. Mẹ là người phụ nữ nhiễm HIV, kể từ ngày con sinh ra đời cũng là ngày mà cả khu phố tất cả mọi người đều tránh xa hai mẹ con mình.

Trong mắt con chỉ có mẹ, bố là một ai đó vô cùng xa lạ. Con chỉ được nghe về bố từ bà ngoại. Bà kể, mẹ yêu bố nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khác biệt nên hai người không thể đến được với nhau một cách danh chính ngôn thuận.

Mẹ và bố vẫn yêu nhau cho tới khi bố biết mình bị nhiễm HIV. Dù giấu giếm nhưng mọi người xung quanh biết bố đã mắc phải căn bệnh thế kỉ ấy. Cái án bệnh HIV lại lan sang mẹ. Bà nói, những tháng ngày mẹ mang thai, cả xã tránh xa mẹ. Mẹ lên tận Bệnh viện tỉnh cách nhà 40 km để sinh ra con.

Con ra đời, cả xóm làng xa lánh, ông bà nội kiên quyết không đón nhận mẹ con mình. Bà ngoại còn nói chẳng ai bế con vì họ sợ lây nhiễm HIV. Đến năm con 3 tuổi, mẹ và bà mừng rơn vì con được thông báo không nhiễm HIV nhưng xóm làng có ai hiểu.

Rồi bố không may gặp tai nạn và qua đời. Bà cũng nói, khi còn sống bố là người có trách nhiệm, khi biết mẹ mang thai bố chuyển đến ở cùng hai mẹ con để tiện chăm sóc. Bố mất đi hai mẹ con mất đi chỗ dựa.

Con biết mẹ đã phải khổ cực thế nào để kiếm tiền nuôi con. Mẹ đã phải lăn lộn khắp nơi đi xin việc để có thể lo cho con một cuộc sống no đủ. Đã có lúc mẹ ngồi ở một góc tối và khóc 1 mình vì không thể tìm được công việc tử tế do mọi người kì thị do nhiễm HIV. 

Con nhớ ngày con vào lớp 1, đến trường bạn bè xa lánh, bố mẹ của các bạn trong lớp cũng cấm con mình chơi cùng con. Thậm chí, bạn cùng bàn còn gọi con là con nhà Ết. Tuy ở tuổi đó con chưa hiểu Ết là gì nhưng con ghét cay ghét đắng mẹ ạ. Con không nói cho mẹ biết nhưng con đã đem chuyện đó kể lại cho bà ngoại nghe.

Sau này, mẹ đi làm tại một tổ chức tuyên truyền phòng chống HIV ở Hải Phòng. Từ đó hai mẹ con mình phải xa nhau. Con còn nhớ mỗi lần về thăm mẹ đều mang cho con đồ ăn ngon, quần áo đẹp và luôn động viên con phải cố gắng hơn trong cuộc sống.

Để tiện chăm sóc và có điều kiện học tập tốt hơn, mẹ đã đưa con ra thành phố để ở cùng. Mẹ đi khắp nơi tuyên truyền và chia sẻ với những người đang mắc phải căn bệnh HIV giống như mình. Con nhớ có lần mẹ vừa về tới nhà đã ôm chặt lấy con và khóc khi hôm đó mẹ cùng các cô chú trong hội lúc đi vận động bị đuổi đánh thậm tệ. Nhìn chân tay mẹ bầm tím con rất xót xa, lúc ấy mẹ nói dù có khó khăn thế nào nhưng nghĩ đến con, vì con nên mẹ đã cố gắng vượt qua tất cả.

Khi con lớn hơn, mẹ bắt đầu kể nhiều cho con về bố, cả căn bệnh mà cả hai người đều mắc phải. Mẹ nói với con bệnh không đáng sợ và con đừng ngại khi bị mọi người xa lánh. Hãy tự lập và phải vươn lên để chiến thắng bản thân, chiến thắng cuộc sống khắc nghiệt này.

Con vẫn còn nhớ như in hồi con vì đánh nhau với bạn mà mẹ phải chịu thay đòn roi từ mẹ của bạn kia. Con cũng mãi nhớ những đêm mẹ phải làm thêm tới 2 - 3 giờ sáng để có thu nhập lo cho cuộc sống của cả nhà, khi thì gấp phong bì, lúc thì đính hạt cườm hay thêu tay.

Cuộc sống của mẹ vất vả, mẹ phải làm hết mọi việc như người đàn ông. Khi ấy con bỗng ước mình có thể giúp đỡ mẹ và ước gì bố còn sống. Dù mang căn bệnh thế kỷ nhưng chí ít còn có ông ở bên đỡ đần và cùng mẹ trải qua quãng thời gian khó khăn. Đôi khi con cũng thầm nghĩ nếu mình mang căn bệnh giống mẹ thì cả hai mẹ con sẽ cùng nhau đi trên con đường dài hơn.

Năm ngoái, mẹ bị suy giảm miễn dịch rồi qua đời. Sau 18 năm mắc HIV mẹ đã rời xa con, rời xa bà ngoại để đến một thế giới mà con nghĩ sẽ yên bình và hết thị phi. Bà ngoại khóc nhiều lắm mẹ ạ, bà nói mẹ sống 18 năm với HIV là một điều may mắn, ngày bà biết mẹ mắc căn bệnh này bà tưởng đã mất con. Nhiều khi bà đã mua chai thuốc sâu về bảo mẹ cùng chết nhưng nhờ nghị lực và sự kiên cường mẹ đã xin bà mạnh mẽ lên để chống lại xa lánh, dị nghị của xã hội.

Mẹ con là thế từ khi mang bệnh, đẻ ra con rồi đến khi qua đời bà luôn là người anh hùng. Chưa một lần mẹ bỏ cuộc, bỏ qua dư luận mẹ vẫn nuôi con và chăm sóc bà. Khi mẹ đi xa, cuộc sống của con chỉ còn bà ngoại nhưng hai bà cháu vẫn kể về những câu chuyện mà mẹ đã làm đó là tuyên truyền về phòng chống HIV cho cộng đồng. Hai bà cháu tự hào về mẹ lắm. Người anh hùng trong con là mẹ.

Thân mến!