Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm lặng lẽ Sapa
Trong chương trình học sách giáo khoa, chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả được đưa vào học. đặc biệt là tác phẩm lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm nói đến một cuộc gặp gỡ của những con người với mỗi công việc và ý tưởng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu.
II. Thân bài: phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sapa
1. Tác giả Nguyễn Thành Long:
- Là một nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
- Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),...
2. Tác phẩm lặng lẽ Sapa:
- Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật trong chợ
- Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của a thanh niên
- Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
3. Nhân vật anh thanh niên:
a. Nhân vật là một người thanh niên:
- Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi yên sơn.
- Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….
- Dù công việc khó khan nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống
+ Anh yêu công việc của mình
+ Anh có nhưng suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người
+ Anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp
+ Cuộc sống của anh không cô độc, bùn tẻ như mọi người nghĩ
- Anh có những hành động đẹp
- Anh thanh niên có một nếp sống đẹp
b. Công việc thầm lặng cho đất nước của một con người:
- Anh là kĩ sư vườn rau
- Anh là cán bộ nghiên cứu sét
c. Ý nghĩa công việc của anh thanh niên:
- Sống cống hiến cho con người, đất nước; mang lại niềm hạnh phúc niềm vui cho con người
- Cuộc sống giản dị nhưng đẹp của một con người.
III. Kết bài: nêu cram nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa
- Một người yêu công việc, yêu đất nước
- Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc
1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.
2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.
Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.
3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn.
Vì:
+ Tác giả muốn bình thường hóa họ
+ Muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.
* Qua đó em hiểu được : tác giả muốn các nhân vật trong truyện thể hiện tình cảm đối với nhau để nâng cao phẩm chất của mỗi con người và vấn đáp những câu văn vô danh, muốn nói chung đến tất cả mọi người để có thể đưa ra những lời khuyên cho mọi người.
Em tham khảo:
Qua đoạn trích ta thấy ông họa sĩ hiện lên là một người rất yêu và say mê với công việc của mình. Đối với ông sáng tác được một tác phẩm là vô cùng khó khăn những ông không từ bỏ mà vẫn luôn tìm kiếm, muốn vẽ ra một tác phẩm ưng ý. Ông được coi là một nghệ sĩ chân chính bởi ông luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để phác họa được một bức chân dung mà người xem hiểu được mà không phải hiểu như một ngôi sao xa(Câu bị động). Và cảm hứng, khát vọng của ông bùng nổ mạnh mẽ khi ông được gặp và tiếp xúc với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Nhìn thấy người thanh niên ấy ông có một sự xúc động mạnh, nó thôi thúc ông phải cầm bút lên vẽ. Mặc dù ''người nghệ sĩ'' biết để phác họa được bức chân dung của anh thanh niên là vô cùng khó khăn nhưng ông chấp nhận sự khó khăn ấy để làm ra một tác phẩm để đời. Qua đây ta thấy ông họa sĩ là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhậy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị.
Phép thế: ông => người nghệ sĩ
Tình huống thú vị mà NTL đã xây dựng được trong LLSP đó là tình huống: cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Mặc dù cuộc trò chuyện giữa người họa sĩ và anh thanh niên chỉ diễn ra trong 30 phút. Nhưng chỉ qua khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng đủ để làm hiện lên những nét cá tính và phẩm chất của các nhân vật. Đó là một anh thanh niên với lí tưởng, hành động, phong thái tuyệt vời. Đó là một người họa sĩ - người nghệ sĩ nghiêm túc với nghề nghiệp. Ông tự mình đặt chân tới Sa Pa để tìm nguồn cảm hứng sáng tác các bức họa. Đó là một kĩ sư trẻ tuổi, thẳng thắn, nhiệt huyết. Đó là nhà khoa học bản đồ sét, nhà khoa học vườn rau su hào... Có thể nói, đây chính là tình huống hội tụ và tỏa sáng, vừa là dịp các nhân vật trò chuyện vừa là dịp làm ngời lên phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.
Tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng được một tình huống thú vị trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ tình cờ, bất ngờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ bức chân dung anh thanh niên một cách tự nhiên và tập trung qua sự quan sát, cảm nhận, đánh giá của các nhân vật khác, chủ yếu là ông hoạ sĩ, cô kĩ sư về anh. Anh thanh niên toả sáng với những vẻ đẹp riêng rất đáng tự hào.
Trong truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa", anh thanh niên hiện lên với tấm lòng yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Thật vậy, ở anh thanh niên, chúng ta thấy được một lý tưởng sống của thế hệ trẻ VN thời kỳ dựng xây và phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Đầu tiên, điều mà chúng ta thấy được đó là hoàn cảnh sống của anh. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là "người cô độc nhất thế gian". Đã mấy năm nay anh "sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo". Còn về công việc thì anh công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải "đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ", hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình. Tiếp theo, điều mà bạn đọc thấy nể phục đó chính là quan niệm sống của anh: "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?"; "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Ta có thể thấy được tình yêu nghề, lòng ham mê công việc và tinh thần trẻ cống hiến vô cùng đáng quý ở anh. Ngoài ra, tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp cuộc sống và tìm niềm vui từ công việc của mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người" và lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Tuy nhiên, dù công việc có vất vả nhưng ở anh, chúng ta lại thấy được tinh thần khiêm tốn đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường và nhỏ bé, chẳng bõ bèn gì. Tóm lại, ở nhân vật anh thanh niên, chúng ta thấy được một tinh thần trẻ tràn trề nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nghề và khiêm tốn, giản dị đáng quý vô cùng.
● Ngôi kể thứ ba(tác giả)
● Dưới cảm nhận của tác giả thì hình ảnh nhân vật trong câu chuyện trở nên sinh động hơn, khi tác giả có thể hiểu hết tâm tư, tình cảm, ý nghĩa của họ, với việc gọi tên các nhân vật: Anh thanh niên,ông họa sĩ,...khiến cho câu chuyện trở nên lôi cuốn hơn, đây là motip quen thuộc của nhiều câu chuyện mang yếu tố tự sự