Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Uiii chúc mừng các bé đạt kết quả học tập tốt nha!
Là mình đưa ra thành tích học tập của bản thân và đưa ảnh chứng minh tại bình luận này ạ?, em không rõ lắm:")
(thành tích của em chỉ có chút xíu)
Những đóng góp của Bác Hồ:
*Đối với Việt Nam:
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.
- Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
- Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
*Đối với thế giới:
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.
Đáp án C
Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, ta thực hiện sách lược là kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc. Mục đích để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với hai kẻ thù và có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Đáp án B
Từ tháng 9-1945 đế tháng 6/3/1946, nhằm tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
*Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2/9/1945 đến 19/12/1946:
- Xây dựng và củng cố Nhà nước cách mạng: tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và thông qua Hiến pháp, xác lập cơ sở pháp lý và những nguyên tắc dân chủ của chính quyền nhân dân; chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ, ký hơn 200 Sắc lệnh về tổ chức bộ máy Nhà nước, các bộ và Uỷ ban hành chính các cấp, về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân...
- Xây dựng và mở rộng khối đoàn kết toàn dân; thi hành chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc: tranh thủ các nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ (kể cả Bảo Đại và hoàng tộc) để họ tin tưởng và hợp tác với chính quyền mới; chủ tọa Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, thăm Nhà thờ Phát Diệm, thăm Chùa Bà Đá, viết thư thăm hỏi nhiều chức sắc tôn giáo... với mục đích đoàn kết Lương - Giáo, xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị bước vào kháng chiến.
- Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt để ứng phó với từng loại kẻ thù nhằm giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc như: tạm thời hoà hoãn với quân đội Tưởng Giới Thạch, thoả mãn một phần đòi hỏi của họ để rảnh tay đối phó với kẻ thù chính là bọn thực dân Pháp xâm lược, rồi lại tạm thời hoà hoãn với Pháp để quân Tưởng rút về nước.
Nổi bật trong những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ này là việc ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 giữa Chính phủ Việt Nam với đại diện Pháp ở Hà Nội và chuyến đi thăm chính thức nước Pháp nhân dịp Hội nghị Phôngtennơblô nhóm họp, nhằm giương cao ngọn cờ độc lập và thiện chí hoà bình của nước Việt Nam mới. Để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Người đã ký với Pháp bảnTạm ước 14-9-1946.
- Vừa chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ vừa chỉ đạo việc chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc lâu dài: phát triển lực lượng vũ trang; xây dựng căn cứ địa Việt Bắc; công bố một số bài viết về chiến lược, chiến thuật quân sự dưới bút danh Q.Th. nhằm xác định tư tưởng, phương hướng của cuộc kháng chiến; cải tổ Chính phủ, lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến; viết bản chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ", đặt cơ sở cho việc hoạch định đường lối kháng chiến kiến quốc sau đó.
Đáp án A