Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thời điểm | không gian | cử chỉ, hành động | tâm trạng |
1 | trước mắt là trường Mĩ lí | núp | rụt rè |
2 | trong sân trường | nhìn, ngắm | bỡ ngỡ |
3 | trong lúc chuẩn bị vào lớp | rời tay mẹ | lo lắng |
4 | ở trong lớp | ngồi vào chỗ | hồi hộp |
b) nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả:
- rõ ràng, tuần tự -> chúng đã in sâu vào tâm lí nhân vật
Vào dây bạn nhé
http://www.kenhvan.com/phan-h-bai-tho-vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac-cua-phan-boi-chau/
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước , nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong 25 năm đầu thế kỉ XX . Phan Bội Châu cũng là một nhà văn , nhà thơ lớn , có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ . Các tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại , đều thể hiện lòng yêu nước , thương dân tha thiết , khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu kiên cường , bền bỉ .
" Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " là một bài thơ chữ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục Trung Thư viết bằng chữ Hán sáng tác năm 1914 , khi Phan Bội Châu bị bắt giam .
Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật . Được chia làm bốn phần : đề , thực , luận , kết .
Hai câu đã thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng :
" Vẫn là hào kiệt , vẫn phong lưu ,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù . "
Nhân vật trữ tình đã hiện ra với 1 phong thái đường hoàng , tự tin đến mức ngang tàng , ngạo mạn . Giọng đùa vui , làm tan đi cảm giác của ngườig tù , chỉ thấy một tư thế kiêu ngạo , xem thường nguy hiểm . " Hào kiệt " là người có tài năng , chí khí hơn người bình thường . " Phong lưu " là dáng vẻ lịch sự , trang nhã , biểu lộ một phong thái ung dung , thanh thản . Họ rơi vào cảnh tù ngục mà như người chủ động nghỉ chân ở nơi đất khách xa lạ , trên trặng đường bôn ba sóng gió .
" Đã khách không nhà trong bốn biển ,
Lại người có tội giữa năm châu . "
Hai câu thực đã nói lên cảnh ngộ của một chiến sĩ cách mạng trong cảnh nước mất nhà tan . Phan Bội Châu đã tự nghiệm về thân thế của chính bản thân ông . Một cuộc đời đày sóng gió . Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi . Trên hành trình lưu lạc ấy , ông đã phải trải qua biết bao đắng cay cực khổ vì muốn tìm đường cứu nước , vì yêu nước thương dân mà người chiến sĩ bị xem như một tù nhân bị truy nã khắp nơi . Phiêu bạt giữa nơi đất khách quê xa lạ .
" Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế ,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù . "
" Bủa tay ôm chặt " , " mở miệng cười tan " đã nói lên một tư thế hào hùng , một quyết tâm sắt đá , không có gì lay chuyển được . Sẵn sàng xả thân vì một lý tưởng cách mạng cao cả , cứu nước giúp đời . Nghệ thuật đối làm cho giọng thơ thêm đĩnh đạc , hào hùng với lối nói khoa trương , hào sảng , thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt , một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời , ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù . Đó là sự kết tinh cao độ , cảm xúc lãng mạng , hào hùng . Hình ảnh kì vĩ với các động từ gợi tả " ôm chặt , cười tan " đã dựng lên một người anh hùng hào kiệt trong cảnh tù đầy nguy hiểm nhưng vẫn lạc quan , bất khuất .
Bản lĩnh và tư thế khác người của bậc anh hùng yêu nước đã được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ :
" Thân ấy vẫn còn , còn sự nghiệp ,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu . "
Hai câu kết đã khẳng định một niềm tin mạnh mẽ , biểu lộ khí phách hiên ngang , ý chí sắt đá . Tin tưởng vào bản thân : còn sống là còn chiến đấu đến cùng cho lí tưởng vì sự nghiệp chính nghĩa , không sợ bất cứ nguy hiểm nào . Điệp từ " còn " làm tăng thêm sắc thái mạnh mẽ , dứt khoát , tăng ý khẳng định cho lời thơ như một lời thề sắt đá không thay đổi .
Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất , một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió . Truyền thống yêu nước , thương dân của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy trong tâm huyết của chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu .
Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ , " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp , phong thái ung dung , đường hoàng và khí phách kiên cường của người chiến sĩ vĩ đại giàu lòng yêu thương dân , hiên ngang , bất khuất , lạc quan vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu .
a) - Các lực tác dụng lên cuốn sách:
+ Trọng lực p hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.
- Các lực tác dụng lên quả cầu:
+ Trọng lực p hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực căng T cùa dây treo hướng thẳng đứng lên trên.
- Các lực tác dụng lên quả bóng:
+ Trọng lực p hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên. Như vậy, các cặp lực tác dụng lên mỗi vật có cùng điểm đặt (tại tâm của vật), cùng phương thẳng đứng, có độ lớn bằng nhau và ngược chiều nhau.
Cái hồi nãy em gửi sai rồi chị, cái này đúng ạ:
a. Các lực tác dụng lên vật được thể hiện trong hình 6.2 và 6.3 b. Đầu tiên vật đứng yên trên mặt bàn vì hai lực P và Q tác dụng lên vật cân bằng nhau (hình 6.2).
b. Sau đó, vật chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang nhờ lực kéo có cường độ 2N. Điều này chứng tỏ lực kéo cân bằng với lực cản của mặt sàn tác dụng lên vật (hình 6.3).
Nhân vật | Hành động kịch qua lời đối thoại | Hành động kịch qua lời độc thoại | Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc | - Thuyết phục nhân vật Khiết đóng giả chữ ký thay của người cụ bị tê liệt tay. - Trấn an nhân vật Khiết. - Làm mọi chuyện chỉ vì tình yêu và để lấy được người yêu. - Vờ đau đớn khi người bác để lại gia tài cho mình. - Tức tối, chửi rủa khi biết mình nhận được tiền. | - Chửi thầm Khiết khi tự ý để tiền lại cho mình và không làm theo kế hoạch ban đầu | - Tức giận - Vui mừng -Vờ khóc, vờ đau đớn - Chửi thầm |
Khiết | - Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện. - Không muốn làm đám tang của mình quá to. - Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình. |
| - Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện. - Không muốn làm đám tang của mình quá to. - Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình. |
Lý | - Bắt tay với Hy Lạc để Khiết đóng giả người bác. - Vờ đau đớn khi nghe Khiết muốn chia gia sản trước khi ra đi. - Vờ khóc khi biết được chia gia tài. - Vui mừng, cảm ơn rối rít khi được nhận 200 ngàn đồng. | - Lo lắng Khiết sẽ quên phần của mình. - Vui sướng khi lấy được tiền và việc giả mạo thành công trót lọt.
| - Bất ngờ - Mừng rỡ
|
* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:
- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.
- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.
- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng
* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.
- Chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi-mông được kể lại 2 lần.
- Tác dụng: tạo điểm nhấn cho câu chuyện.
Yếu tố so sánh | Lần đầu | Những lần khác |
Bối cảnh | Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối | Trường học |
Người đưa ra đề nghị | Cậu bé | Cậu bé |
Câu nói của của bác Philip khi nhận lời | Có chứ, bác muốn chứ | Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con |
Phản ứng của chị Blăng – sốt | Blăng – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại | Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ. |
Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học | ở trường học | Trường học |
Phản ứng của các bạn học | La hét thích thú | Không đứa nào dám cười |