Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu
- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:
+ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
+ Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn
+ Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã
+ Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”
→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác
- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả
+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người
Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ thương Bác không nguôi (Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu) nhưng phải nén đau thương vì cuộc cách mạng giải phóng đất nước còn dang dở như lời Bác dặn: Còn non nước…
Đáp án cần chọn là: A
Niềm vui to lớn của nhà thơ chính là được gặp lại nhân dân, điều đó thể hiện qua hai khổ thơ đầu:
- Hình ảnh so sánh sinh động, thân thuộc:
+ Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai
+ Trẻ thơ gặp sữa
+ Chiếc nôi gặp cánh tay đưa
→ Hình ảnh so sánh thể hiện được sự gần gũi, gắn bó với nhân dân- ngọn nguồn của sự sống.
Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ gợi lên trong hình ảnh:
+ Những anh du kích
+ Thằng em liên lạc
Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến
+ Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả
+ “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.
+ Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng
→ Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.
Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên
Hình tượng sóng trong khổ thứ 3 và thứ 4 diễn tả bản chất của tình yêu, sự bí ẩn không thể lí giải. Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”
Đáp án cần chọn là: A
2. Biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá kết hợp với điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp đã diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian.
- Thán từ “ôi” được sử dụng như nỗi nhớ được gọi thành tên. Nỗi nhớ nôn nao, cồn cào, da diết.
1. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người con gái khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở.
- Thông qua hình tượng sóng để bộc lộ nỗi nhớ dường như chưa thỏa, nhà thơ đã bộc lộ một cách trực tiếp.
3. Đồng ý.
- Xuân Quỳnh dùng chữ “lòng” rất tinh tế, bởi đó là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người, nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói “lòng em nhớ” nghĩa là chị đã phơi bày tất cả tấm chân tình của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ.
Hình tượng sóng mang nghĩa thực và nghĩa biểu tượng, gợi lên âm hưởng sóng biển: dạt dào, nhẹ nhàng
- Song hành hai hình tượng “sóng” và “em” diễn tả chân thực tình yêu đôi lứa
+ Trong khổ thơ 1 và 2, sóng được đặt trong những trạng thái đối cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
+ Hành trình của sóng chính là khát vọng tìm cái rộng lớn, cao cả - biển cả
→ Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người
- Khổ 3 và khổ 4, hình tượng sóng, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình- tình yêu sánh ngang biển lớn, cuộc đời.
- Tác giả đặt câu hỏi hoài nghi, băn khoăn về nguồn cội của sóng, của tình yêu thương nhưng bất lực
Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị
+ Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu: thao thức khi ngủ, thức, da diết, mãnh liệt
Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu- cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc
- Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự lo âu, trăn trở
+ Sự khao khát hạnh phúc hiện tại, ý thức sâu sắc sự hữu hạn của đời người và sự mong manh bền chặt của tình yêu
- Khổ 9: Ước nguyện chân thành được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời
+ Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến
- Hình ảnh cánh rừng xà nu là hình ảnh thiên nhiên biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, cho ý chí kiên cường bất khuất và khí thế chiến thắng của nhân dân Tây Nguyên, của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hình tượng nhân vật Tnú được xem như là một cây xà nu nhỏ, khỏe, vũng chãi, vươn thẳng lên trời, đón lấy ánh sáng để sống và phát triển trong rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên với màu xanh bất tận, chạy dài tít tắp đến tận chân trời.
- Hình ảnh cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có sự gắn bó hữu cơ, khăng khít với nhau trong tác phẩm, soi chiếu vào nhau để bộc lộ chủ đề của truyện. Cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời cũng giống như Tnú ham lí tưởng, tìm đến cách mạng, một lòng trung thành với cách mạng. Cây xà nu lớn nhanh, ngọ như mũi tên lao thẳng lên bầu trời cũng giống như quá trình trưởng thành nhanh chóng của Tnú. Cây xà nu bị thương, nhựa chảy ra đặc quện lại như những cục máu cũng là cuộc đời đau khổ của Tnú: vợ con bị kẻ thù giết hại, bản thân bị tra tấn dã man…nhưng Tnú đã vượt qua để chiến thắng cũng như những cây xà nu mọc lại, ngọn xanh rờn, nhọn hoắt như những mũi lê, chĩa thẳng lên trời.
Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học “chúng nó đã càm súng mình phải cầm giáo”.
Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sưc sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hung vĩ của thiên nhiên và gợi ra những lien tưởng về con người. Nhà văn muốn dùng rừng xà nu làm biểu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, dạn dày, bất khuất, trung kiên ... của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.
Hình tượng Bác Hồ được tập trung thể hiện:
a, Về lí tưởng và lẽ sống:
+ Suốt cuộc đời không khi nào bác thảnh thơi vì “nỗi đời thường”
+ Lý tưởng sống cao đẹp, sống hết mình của bậc đại trí, đại nhân
+ Bác hi sinh hạnh phúc cá nhân để chăm lo cho dân tộc được tự do, ấm no, hạnh phúc
b, Niềm vui, tình thương của Người được thể hiện nhiều góc độ, cung bậc cảm xúc:
+ Bác đau: dân nước, năm châu, lo muôn mối, yêu ngọn lúa, cành hoa, nhớ miền Nam, vui mỗi mầm non, trái chín
+ Bác đau đáu dõi theo những người tham gia chiến đấu: dõi theo từng bước ra tiền tuyến, lắng mỗi tin thắng trận
→ Hình tượng, chân dung về Người cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi. Những điều người thực hiện đều dành cho nhân dân, vì nhân dân chứ không vì bản thân mình
Trái tim của Người là sự giao hòa của những trái tìm người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh
c, Những di sản Người để lại
- Tình thương cho toàn thể dân tộc Việt
- Những tư tưởng thân dân, ái quốc
- Trái tim vĩ đại, sống quên mình vì dân vì nước, đó là cuộc đời giản dị, thanh bạch, chan chứa tình yêu thương