Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ. Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương. Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng. Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay. Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.
Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du. Ông xúc động viết bài thơ này. Sau khi cảm nhận thấm thía lòng thương người và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ thật xúc động:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi. Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế. Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng. Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ. Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du. “ Nghìn năm” là khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ. Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du. Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”. Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá. Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng. và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là
tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.
Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên. Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế. Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”. Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.
bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc. Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với. Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.
Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều. Tố Hữu đã tổng kết đánh giá cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc. Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.
Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ có kết cấu ba phần rõ ràng
- Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, thiết tha của tình thương mến
- Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc
Đáp án cần chọn là: D
Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu
- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:
+ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
+ Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn
+ Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã
+ Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”
→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác
- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả
+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người
Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ thương Bác không nguôi (Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu) nhưng phải nén đau thương vì cuộc cách mạng giải phóng đất nước còn dang dở như lời Bác dặn: Còn non nước…
Đáp án cần chọn là: A