Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)
Thân bài
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
- Bút pháp cổ điển và hiện đại
- Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
- Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
- Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
- Bút pháp hiện đại:
- Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
- Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
- Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
- Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
- Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
- Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa
- Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"
Rồi:
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước buồn"
Hay
"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"
-
-
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
- Bút pháp hiện đại
- Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
- Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...
-
- Đánh giá
Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:
- Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp
- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại
- Lòng yêu nước sâu sắc
a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.
b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ
- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc
- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm
- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.
* Văn chính luận
- Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
- Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
- Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
* Truyện và kí
- Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
- Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
- Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hàng (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
*Thơ ca
- Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
- Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
- Hoàn cảnh ra đời: Tháng 8 / 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây TQ , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng tù từ ngày 29 /8/ 1942 – 10 /9 /1943, và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây .
- Số lượng tác phẩm: 133 bài
- Ngôn ngữ sáng tác: Chữ Hán
- Thể loại : Nhật kí bằng thơ (Thể thơ cơ bản: Thất ngôn tứ tuyệt)
- Nội dung chính:
+ Lên án chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng giới Thạch.
+ Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại
- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
+ Màu sắc cổ điển : đậm đà nhất trong hồn thơ HCM giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ.
+ Tinh thần hiện đại : Hình tượng thơ luôn vân động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ .