Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: B
- Sai
- Năm 1994, Trần Đình Hượu giảng dạy tại trường Đại học Prô-văng-xơ thuộc Cộng hòa Pháp.
Đáp án:
- Đúng
- Trần Đình Hượu chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.
+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.
+Văn học Việt Nam từ năm 1945-1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, toàn dân tộc.
- Sai
- Thanh Thảo tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Trần Đình Hượu ( 1928-1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ Anh. Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy tại khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam trung cận đại
Tác phẩm tiêu biểu : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại ( 1995), Đến hiện đại từ truyền thống ( 1995)...Ông được phong giáo sư năm 1981 và nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn năm 2000
2. Tác phẩm
Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống mục 5, phần II vàtoafn bộ phần III. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống.
II. Trả lời câu hỏi
1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thông Việt nam dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là : tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt ( ăn, ở, mặc). Những mặt tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được đan xen vào nhau làm cho bài văn có sự uyển chuyển, hài hòa. Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kỳ hiện đại.
2. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt nam : " Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, lì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa sinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, sáo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải." Những nét bản sắc này hình thành từ thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt Nam cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện
3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hóa Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc đến các văn hóa khác. Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này : "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.
4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam : Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó : sự từ bi. hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho....Người Việt nhờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hóa người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan.
5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển của người Việt trong việc thu nhận và háp thu nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hóa Việt Nam
6. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta 'Trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này.
Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người Việt ngay lập tức biển đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình.
Đáp án cần chọn là: A