K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Tranh 1: Khi anh ta đem tiền về, người cha ném ngay vào lửa. Anh ta không ngại bóng, thò tay vào lửa lấy tiền. Người cha rất vui biết rằng đó chính là những đồng tiền do anh ta tự làm khó nhọc mới kiếm ra nên hết sức quý chúng, tiếc chúng.

Tranh 2: Hai ông bà già rất an tâm trao hũ bạc cho con và ông còn cho con một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc : Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. Đó là hai bàn tay cần mẫn lao động để làm ra của cải ở trên đời.

Tranh 3: Anh con trai cứ nằm dài ra ngủ cả ngày, còn người cha già đã yếu sức thì vẫn phải nai lưng ra lo việc ruộng vườn.

Tranh 4: Lần thứ hai rời nhà ra đi, người con phải đi xay thóc thuê rất vất vả, phải ăn uống dè sẻn mới dành lại được một nửa gạo công đem bán lấy tiền.

Tranh 5: Người con mang theo một món tiền do mẹ dúi cho ra đi. Khi trở về, anh ta còn lại vài đồng đưa cho người cha. Người cha cầm những đồng tiền ấy ném xuống ao, rồi ta vẫn thản nhiên. Người cha hiểu ngay : những đồng tiền ấy không phải do anh ta tự kiếm.

16 tháng 3 2017

Tranh 1 : Cậu bé Cao Bá Quát chợt nảy ra một ý là phải nhìn rõ mặt nhà vua. Để thực hiện được ý muốn đó, cậu đã cởi bỏ quần áo nhảy ùm xuống hồ tắm. Quân lính tới lôi cậu lên. Cậu vùng vẫy, la hét làm náo động cả lên.

Tranh 2 : Thấy thế vua Minh Mạng bèn truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi. Đến trước nhà vua, cậu tự xưng là học trò ở miền quê xa ra chơi nên chẳng hay biết điều gì. Vua thấy cậu là học trò liền ra vế đối : Nước trong leo lẻo cá đớp cá và buộc cậu phải đối lại.

Tranh 3 : Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long và đến xem cảnh Tây Hồ. Quân lính rầm rầm rộ rộ đi theo xe bảo vệ nhà vua và bắt dân chúng phải tránh xa con đường của vua đi.

Tranh 4 : Là người có tài, có trí thông minh, cậu bé Quát đối ngay lại : Trời nắng chang chang người trói người . Vua thấy vế đối thật hay, thật hoàn chỉnh liền ra lệnh cởi trói tha cho cậu.

22 tháng 9 2017

Tranh 3: Hai vị khách được đi thăm khắp các nơi trên đất nước Ê-ti-ô-pi-a.

Tranh 1: Họ được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi nồng hậu, mời vào cung điện, mời tiệc và tặng nhiều quà quý.

Tranh 4: Hai vị khách sắp xuống tàu thì viên quan dẫn đường yêu cầu họ cởi giày ra và cho người cạo sạch đất cát bám vào đế giày. Điều này làm họ hết sức ngạc nhiên.

Tranh 2: Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, viên quan giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-Qua phong tục này ta được biết người Ê-ti-ô-pi-a vô cùng yêu quý đất đai quê hương. Đất đai của Tổ quốc Ê-ti-ô-pi-a là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ.

22 tháng 1 2019

Nen-li kể:

Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng ngườitrên chiếc xà ngang ở phía trên.

 
 

Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậukhoẻ như một con bò mộng nên làm cái trò này cậu chăng phải gắng sức một chút nào. Tuy nhiên cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-di chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi các bạn khác leo xong chỉ còn một mình tôi. Tôi là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi nhiệm vụ tập thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà ! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt cả lưng và ngực. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích.

Ôi ! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Tôi lại lên, lên nữa và tay tôi đã bám được xà ngang. Tôi nghỉ lấy hơi một lát ngắn rồi lại leo. Cuối cùng tôi đã đứng được trên xà. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui : Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi !

18 tháng 9 2017

Tranh 1: Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.

Tranh 2: Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.

Tranh 3: Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói : Bé con đi đâu mà sớm thế ?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời : Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.

Tranh 4 : Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

13 tháng 7 2019

a) Đoạn 1 : Trên đường phố Thành và Mến kết bạn với nhau từ hồi Thành rời thành phố sơ tán về nông thôn, quê của Mến để tránh sự ném bom phá hoại của giặc Mĩ. Lúc ấy hai bạn còn nhỏ xíu. Thế mà đã hai năm trôi qua. Hôm nay bố Thành đón Mến ra thành phố chơi. Thành dẫn bạn đi thăm phố phường đông vui khiến Mến thấy ngạc nhiên và thích thú.

b) Đoạn 2 : Trong công viên.

 
 

Khi vào công viên, hai bạn cùng chơi với nhau nhiều trò chơi như ngồi cầu trượt, lên đu quay... Mến say sưa ngắm cảnh mặt hồ rộng lớn lăn tăn gợn sóng. Hồ nước gợi hai bạn nhớ lại những kỉ niệm về vùng quê : hai bạn cùng ngồi thuyền thúng ra đầm hái hoa sen. Đang nói chuyện, chợt hai em nghe thấy tiếng kêu thất thanh : Cứu với !". Thành còn đương ngơ ngác xem có chuyện gì xảy ra thì Mến đã nhảy ùm xuống hồ nước cứu một cậu bé vừa rớt xuống hồ. Mến bơi nhanh và giỏi nên loáng cái đã dìu được cậu bé vào bờ.

c) Đoạn 3 : Lời của bố.

Về nhà, hai bạn giấu không dám kể bố nghe chuyện trên. Nhưng rồi một thời gian, khi Mến đã trở về quê, bố cũng biết chuyện. Bố trầm ngâm bảo Thành :

– Con ạ ! Người ở làng quê là như vậy đấy. Lúc chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Khi cứu người, họ chẳng hề chần chừ ngần ngại.

28 tháng 2 2022

hs hỏi cô:

Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?

Cô giáo:

đương nhiên là ko rồi em.

Hs thở phào:

May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!batngo

24 tháng 1 2018

BÀI LÀM
Vị Trung đoàn trưởng bước vào lán, anh nhìn khắp một lượt những khuôn mặt ngây thơ đáng yêu. Đôi mắt anh ánh lên vẻ dịu dàng và một tình yêu bao la. Anh nhỏ nhẹ nói:
-    Các em ạ, hoàn cảnh của chiến khu lúc này rất khó khăn, sắp tới còn khó khăn hơn nhiều. Tuổi nhỏ các em khó lòng chịu đựng nổi. Vì thế, các em có nguyện vọng trở về quê hương thì Trung đoan sẽ giải quyết. Các em nghĩ sao?

Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, em nào cũng cảm thấy cổ họng mình như có cái gì đó dâng lên tắc nghẹn. Lượm bước đến bên đong lửa đang cháy rực, mắt ứa lệ, giọng run lên:
-    Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ không thể ở chung với loài cướp nước, bán nước.
Cả đội nhao nhao lên:
-    Chúng em xin ở lại!

Nhìn ánh mắt của các em, qua bếp lửa hồng, Trung đoàn trưởng đã cảm nhận được sự quyết tâm và tình cảm tha thiết muốn ở lại của các em, nước mắt anh trào ra.:. Anh nói trong sự xúc động:
-    Nếu tất cả đều xin ở lại, anh sẽ về trao đổi lại với Ban chỉ huy nguyện vọng và quyết tâm của các em.
Nghe Trung đoàn trưởng hứa như vậy, cả đội mừng rơn. Một tiếng hát bỗng cất lên hùng tráng, cả đội hòa theo:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi.
 Nào có mong chi đâu ngày trở về 
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
 Ra đi, ra đi thà chét không lui”...
Tiếng hát truyền đi âm vang cả núi rừng làm cho ai nấy đều cảm thấy ấm lòng.

24 tháng 1 2018

a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.

- Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?

Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:

-  Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?

b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.

-  Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?

Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :

Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."

Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :

"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"

Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"

c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.

Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :

"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”

d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.

Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi... Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.

7 tháng 10 2017

                                                      Bài làm :

Bấy giờ ở huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) có hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị tài giỏi hơn người. Cha mất sớm được 

mẹ giáo dục nuôi dưỡng, cả hai chị em đều tinh thông võ nghệ, lại có lòng yêu nước nên nuôi chí giành lại non sông đất Việt. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách cùng một chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định biết được ý định của hai vợ chồng nên đã lập mưu giết Thi Sách.

Được tin chồng bị giặc giết, Trưng Trắc và Trưng Nhị kéo đại quân về bao vây thành Luy Lâu để hỏi tội kẻ thù. Trước lúc lên đường, có người xin nữ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc nói:

- Không! Ta phải mặc giáp phục ra trận để khích lệ dân chúng, còn kẻ thù thấy ta oai phong lẫm liệt mà bạt vía kinh hồn.

Hai Bà ngồi trên bành voi dẫn đầu đoàn quân hùng dũng lên đường. Khí thế đoàn quân mạnh hơn thác lũ. Thành trì của lũ giặc lần lượt bị san bằng. Tô Định khiếp vía, kinh hoàng, ôm đầu chạy một mạch về nước không dám quay đầu lại. Non sông sạch bóng quân xâm lược. Hai bà trở thành các vị nữ tướng anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

7 tháng 10 2017

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.

Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).

Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.

HaiBaTrung

Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng

Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh  Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền  Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ  Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán

Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.

Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.

Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…

Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.

15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-: