K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2018

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

24 tháng 12 2019

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

5 tháng 9 2019

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

25 tháng 9 2017

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc hoặc đượcc chứng kiến về một người có tấm lòng nhân hậu.

       Bạn ơi bạn cũng hãy gõ như thế và tra lên google sẽ có đáp án mà bạn đang cần nhé !!!

                           Chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!

17 tháng 5 2018

Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.

Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm. 

Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm

Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.

- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.

Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.

Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!

(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)

13 tháng 11 2018

Ototake của Việt Nam

Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.

Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm. 

Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm

Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.

 

- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.

Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.

Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!

(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)

31 tháng 10 2017

Mình xin kể cho các bạn nghe về một ước mơ hiện tại của mình cho các bạn nghe nhé:

Tuần vừa rồi, trường mình tổ chức một chuyến xe cho những học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đến thăm một trại thương binh cách thị xã của mình chừng hơn mười cây số. Sau chuyện đi ấy trở về, trong mình lóe lên một ước mơ trở thành bác sĩ và sẽ xin về ngay trại thương binh công tác. Các cậu biết không? Mình đã phải rơi nước mắt trước tình cảnh của các bệnh nhân – các chú ấy cũng bằng tuổi bố mình ấy. Họ nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe của các chú ấy mỗi ngày một yếu đi. Da dẻ tê tái xanh mét. Số không nhiễm chất độc thì bị thương cụt tay, cụt chân, hỏng cả hai mắt,… Số thì bị ảnh hưởng thần kinh, lúc thì bình thường lúc thì điên loạn. Nhìn những cảnh ày mình không cầm được nước mắt. Các chú ấy hi sinh đã quá nhiều rồi. Hi sinh cho đất nước, cho chính cuộc sống của chúng ta hôm nay. Bởi vậy sau chuyến đi ấy, mình quyết tâm đi vào ngành y, góp phần công sức của mình xoa dịu nỗi đau cho các chú ấy. Ước mơ của mình thế đấy. Giờ đây mình đang cố gắng học tập tốt đê thực hiện hoài bão của mình.

7 tháng 12 2018

Đầu tháng 6 vừa qua, các trường trung học cơ sở và tiểu học xã em tổ chức một cuộc cắm trại nhằm chào mừng ngày 1-6, ngày Quốc tế thiếu nhi. Trường em cũng được mời tham gia. Vì thế, lớp em đã có một đêm trại thật lí thú.

Địa điểm cắm trại là khuôn viên một ngôi chùa của xã bên. Vườn đất của nhà chùa rất rộng và được trồng cây, trồng hoa, trồng cỏ sạch đẹp như một công viên. Nhà chùa cho phép chúng em được dựng trại trong sân và trên bãi cỏ trong vườn. Lớp em chọn một góc sân có nền lát gạch tàu nên rất sạch sẽ. Chúng em chăng dây, dựng cọc rồi dựng trại. Mái trại là một tấm phông lớn có màu xanh da trời nhìn rất mát mắt. Khi trại đã dựng xong, chúng em phân công nhau trang trí. Bên trong trại, trải hai tấm chiếu hoa nhìn rất khang trang. Ngoài trại có hàng rào làm bằng dây chăng treo những lá cờ đuôi nheo nhiều màu sắc. Trên cổng trại có băng vải chăng ngang. Trên băng vải có hàng chữ lớn: Trại Quyết Thắng - Lớp 4B - Trường Võ Thị Sáu.

Đúng tám giờ sáng thì hoạt động chung của toàn khu trại bắt đầu. Các cuộc thi hát, thi viết chữ đẹp trên bảng đen, thi nhảy dây, thi kéo co,... liên tục diễn ra. Tiếng reo hò vang dậy cả khu trại đông vui. Một số bạn gái lớp em thì bắc bếp nổi lửa nấu cơm. Khi các mâm cơm được dọn ra theo giờ quy định thì Ban chỉ huy trại đi các lán chấm điểm xem trại nào nấu ăn ngon và khéo nhất. Sau đó chúng em ngồi vào và ăn một bữa thật ngon miệng. Buổi chiều cũng có một số hoạt dộng diễn ra. Ban chỉ huy trại lại di chấm điểm từng trại, xem trại nào trang trí đẹp nhất. Buổi tối, chúng em liên hoan văn nghệ ngay giữa sân chùa. Dưới ánh điện lung linh, các tiết mục ca múa nhạc diễn ra sôi nổi, hào hứng. Mãi tới mười hai giờ đêm, cuộc vui mới chấm dứt. Chúng em về trại nằm nghỉ ngơi nhưng cũng chẳng ai ngủ ngáy gì. Tất cả đều thức để tiếp tục ca hát hoặc trò chuyện. Sáng hôm sau, ban chỉ huy tổng kết cuộc thi cắm trại, tuyên dương khen thưởng các trại đạt điểm cao. Sau đó chúng em được lệnh nhổ trại. Cuối cùng chúng em làm vệ sinh sân chùa và vườn chùa để quang cảnh ở đây lại trở lại sạch đẹp.

25 tháng 6 2019

Đầu tháng 6 vừa qua, các trường trung học cơ sở và tiểu học xã em tổ chức một cuộc cắm trại nhằm chào mừng ngày 1-6, ngày Quốc tế thiếu nhi. Trường em cũng được mời tham gia. Vì thế, lớp em đã có một đêm trại thật lí thú.

Địa điểm cắm trại là khuôn viên một ngôi chùa của xã bên. Vườn đất của nhà chùa rất rộng và được trồng cây, trồng hoa, trồng cỏ sạch đẹp như một công viên. Nhà chùa cho phép chúng em được dựng trại trong sân và trên bãi cỏ trong vườn. Lớp em chọn một góc sân có nền lát gạch tàu nên rất sạch sẽ. Chúng em chăng dây, dựng cọc rồi dựng trại. Mái trại là một tấm phông lớn có màu xanh da trời nhìn rất mát mắt. Khi trại đã dựng xong, chúng em phân công nhau trang trí. Bên trong trại, trải hai tấm chiếu hoa nhìn rất khang trang. Ngoài trại có hàng rào làm bằng dây chăng treo những lá cờ đuôi nheo nhiều màu sắc. Trên cổng trại có băng vải chăng ngang. Trên băng vải có hàng chữ lớn: Trại Quyết Thắng - Lớp 4B - Trường Võ Thị Sáu.

Đúng tám giờ sáng thì hoạt động chung của toàn khu trại bắt đầu. Các cuộc thi hát, thi viết chữ đẹp trên bảng đen, thi nhảy dây, thi kéo co,... liên tục diễn ra. Tiếng reo hò vang dậy cả khu trại đông vui. Một số bạn gái lớp em thì bắc bếp nổi lửa nấu cơm. Khi các mâm cơm được dọn ra theo giờ quy định thì Ban chỉ huy trại đi các lán chấm điểm xem trại nào nấu ăn ngon và khéo nhất. Sau đó chúng em ngồi vào và ăn một bữa thật ngon miệng. Buổi chiều cũng có một số hoạt dộng diễn ra. Ban chỉ huy trại lại di chấm điểm từng trại, xem trại nào trang trí đẹp nhất. Buổi tối, chúng em liên hoan văn nghệ ngay giữa sân chùa. Dưới ánh điện lung linh, các tiết mục ca múa nhạc diễn ra sôi nổi, hào hứng. Mãi tới mười hai giờ đêm, cuộc vui mới chấm dứt. Chúng em về trại nằm nghỉ ngơi nhưng cũng chẳng ai ngủ ngáy gì. Tất cả đều thức để tiếp tục ca hát hoặc trò chuyện. Sáng hôm sau, ban chỉ huy tổng kết cuộc thi cắm trại, tuyên dương khen thưởng các trại đạt điểm cao. Sau đó chúng em được lệnh nhổ trại. Cuối cùng chúng em làm vệ sinh sân chùa và vườn chùa để quang cảnh ở đây lại trở lại sạch đẹp.