K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2018

Chọn đáp án: D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng.

Giải thích: Những chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến thôn xóm, đất nước tiêu điều và cuối cùng là đẩy người dân vào cảnh khốn cùng.

Câu 1: Chính sách cai trị của nhà Hán để lại hậu quả gì đối với nhân dân Giao ChâuA. thôn xóm tiêu điều                                              B. đất nước xơ xácC. thúc đẩy nền kinh tế phát triển                           D. đẩy người dân vào cảnh khốn cùng Câu 2: Thời Bắc Thuộc, những nông dân không có ruộng đất, phải cày thuế được gọi làA. Nông dân thôn...
Đọc tiếp

Câu 1: Chính sách cai trị của nhà Hán để lại hậu quả gì đối với nhân dân Giao Châu

A. thôn xóm tiêu điều                                              B. đất nước xơ xác

C. thúc đẩy nền kinh tế phát triển                           D. đẩy người dân vào cảnh khốn cùng 

Câu 2: Thời Bắc Thuộc, những nông dân không có ruộng đất, phải cày thuế được gọi là

A. Nông dân thôn xã                  B. Nô tì                 C. Nô lệ                        D. Nông dân lệ thuộc 

Câu 3: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc để 

A. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền 

B. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở 

C. Giúp nhân dân tổ chức lại bộ máy chính quyền 

D. bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán 

Câu 4: Tại sao Hai Bà Trưng được nhân dân lập đền thờ ở khắp nơi?

A. Hai Bà Trưng thường giúp đõ người nghèo 

B. Biết ơn công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà 

C. Kỷ niệm những nơi Hai Bà đặt chân đến 

D. Hai Bà là người nổi tiếng

Câu 5. Sự kiện nào chứng tỏ nhà Lương rất khinh rẻ dân tộc ta?

A. Vua Tuỳ đòi vua ta là Lý Phật Tử phải sang chầu 

B. Khúc Thừa Dụ làm vua nước ta nhưng chỉ được phong làm Tiết độ sứ 

C. Bắt vua ta phải gởi con trai sang làm con tin

D. Tinh Thiều là người nước ta, vốn học giỏi văn hay nhưng chỉ được giữ chức gác cổng thành 

5
14 tháng 4 2021

cho cả bài kiểm tra vào à

14 tháng 4 2021

Đây  có 5 câu mình không làm được thôi 

18 tháng 3 2022

Câu 9: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì:

A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương

B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân

C. Thứ sứ Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo

D. Cả 3 lí do

18 tháng 3 2022

TL:

Câu B nha

HT~

24 tháng 7 2021

Câu 7. Nhân dân Giao Chỉ đã có cách ứng xử như thế nào đối với chữ Hán?

A. Học, vận dụng theo cách riêng của mình.

B. Áp dụng nguyên chữ viết và tiếng nói của người Hán trong đời sống.

C. Lấy đó làm ngôn ngữ chính khi giao tiếp.

D. Bài xích và không chấp nhận loại ngôn ngữ này

24 tháng 7 2021

A. Học, vận dụng theo cách riêng của mình.

Hok T~

25 tháng 12 2016

hống bít

25 tháng 12 2016

hihaleuleu

1 tháng 3 2022

Các chính sách cai trị của triều đại phương Bắc ảnh hưởng tới nước ta:

* Kinh tế:

-Bắt nhân dân ta phải cống nạp đủ thứ thuế tàn bạo vô lí, bắt nhân dân ta phải lao dịch, binh dịch.

- Quan lại tham ô, đào khoét của cải.

-> Kinh tế trì trệ, kìm hãm sự phát triển

* Xã hội:

-Xác nhập nước ta vào Trung Quốc, muốn xoá bỏ nước ta khỏi bản đồ.

- Nắm quyền hành cao là những quan lại người Hán.

-> Nhân dân ta chỉ là những kẻ bị bọn quan lại đô hộ bóc lột, nghèo khổ.

Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).

- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.

- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.

- Các chính sách khác:

+ Bắt nhân dân phải nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).

+ Lao dịch, binh dịch.

+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách “đồng hóa”.

1 tháng 3 2022

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc,  phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. (còn tiếp)

26 tháng 3 2017

- Nhân dân châu Giao bị nhà Hán đối xử rất tàn tệ, phải nộp nhiều loại thuế, phải lên rừng, xuống biển rất nguy hiểm đến tính mạng để tìm kiếm của quí hiếm đem cống nộp.

- Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích đồng hóa dân tộc ta (bắt dân ta phải theo phong tục Hán).

15 tháng 12 2016

1.Qua các hình của bài 11, thấy được người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng..., chứng tỏ công cụ bằng đồng đã thay thế công cụ bằng đá.

2.Qua các hình 36, 37, 38, nhận thấy nghề được phát triển thời bấy giờ là nghề đúc đồng.

3.Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ờ cả nước ngoài đã thể hiện :
- Sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước Văn Lang.
- Sự giao lưu giữa nước Văn Lang với các nước láng giềng gần, xa.

chuk ban hok tot

15 tháng 12 2016

very good

20 tháng 5 2021

Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ? 

* Về kinh tế:

+ Thủ công nghiệp, thương mại:

- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

+ Trong nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán

* Về văn hóa:

+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.

+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất

+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?

Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập

Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất