K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

- Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929 có những điểm nổi bật:

– Kinh tế phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.

– Đời sống nhân dân đói khổ, phong trào đấu tranh lên cao, phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản năm 1922.

– Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị tích cực, nhưng cuối thập kỉ 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến phản động.

23 tháng 1 2017

- Là nước bại trận,chịu nhiều tổn thất nặng nề: kinh tế, chính trị và quân sự sụp đổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918

- Tháng 6-1919, Đức kí Hoà ước Véc-xai với những điều khoảng hết sức nặng nề

- Tháng 11-1918, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ. Mùa hè 1919 nền cộng hoà Vaima ra đời

- Đảng Cộng Sản Đức (thành lập vào tháng 12-1918) đã trực tiếp lãnh đạo phong trào

- Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919-1923

- Đỉnh cao phong trào là cuộc nổi dậy của công nhân vùng Ba-vi-e tháng 4-1919, dẫn đến sự thành lập nước Cộng Hoà Xô Viết Ba-vi-e

- 10-1923, công nhân Ham-buốt khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.

7 tháng 3 2019

Nhật Bản là một quốc đảo ở phía Đông Bắc Châu Á.

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.

- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

* Về chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Nhận xét:

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

21 tháng 3 2022

tham khảo

 

Lời giải chi tiết

Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp:

+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

* Về chính trị:

- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: 

+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

15 tháng 10 2018

- Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

* Về kinh tế

- Công nghiệp

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.

     + Nhật không bị chiến tranh tàn phá

     + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.

     + Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.

- Biểu hiện:

     + Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.

     + Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Nông nghiệp

     + Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

     + Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ

Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô

* Về xã hội

- Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.

- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo

- Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

27 tháng 5 2019

Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

Đáp án cần chọn là: A

21 tháng 2 2018

Đáp án C

29 tháng 12 2019

* Nguyên nhân :

- Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 lại làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939):

- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh ,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dânAnh ..

- Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới được mọi người ủng hộ.

- Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất

- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.