K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2019

Tranh 1: Nước Việt Nam ta đã bị bọn giặc phong kiến phương Bắc xâm lược. Giặc hung tàn đã giày xéo lên cuộc sống dân ta. Chúng bắt dân ta phải nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý. Dưới ách thống trị của chúng, cuộc sống của mỗi người đều rất cơ cực.

Tranh 2: Lòng căm thù quân giặc, ai ai cũng muốn phanh thây xả thịt bọn chúng, bắt chúng phải đền tội ác. Vì thể ở nhiều nơi, bà con đã tập hợp lực lượng, chuẩn bị giáo mác, cung tên, rèn luyện võ nghệ sẵn sàng diệt giặc.

Tranh 3: Khi nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.

Tranh 4: Giành lại được non sống, hai vị anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam

4 tháng 6 2019

1. Bức tranh 1: Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !"

Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

2. Bức tranh 2: Lát sau để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói : "Cậu cố ý đấy nhé !"

Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

3. Bức tranh 3: Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm.

4. Bức tranh 4: Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

– Ấy đừng ! – Cô-rét-ti cười hiền hậu – Ta lại thân nhau như trước đi ! tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

– Không bao giờ ! Không bao giờ ! – Tôi trả lời.

5. Bức tranh 5: Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng "Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn".

 
30 tháng 6 2018

Tranh 1 : Quân lính đang dùng loa đọc lệnh của nhà vua yêu cầu mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Nghe rõ lệnh này dân làng lo sợ vì không thể kiếm đâu ra gà trống đẻ trứng và sẽ bị nhà vua trị tội.

Tranh 2 : Cậu bé xin vào gặp vua rồi khóc lóc ầm ĩ kể chuyện cha cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Cậu xin không được sữa, bị đuổi khỏi nhà. Vua tỏ vẻ giận dữ ,quát tháo cậu bé vì cho là cậu dám hỗn láo đùa cợt với nhà vua.

 

Tranh 3 : Cậu bé lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả để nhà vua cho rèn thành một con dao nhỏ thật sắc dùng vào việc mổ chim sẻ làm thành ba mâm cỗ theo ý nhà vua. Qua sự việc này vua biết cậu bé là người rất thông minh bèn ban thưởng cho cậu và cho cậu vào trường học để càng thêm tài giỏi.

14 tháng 6 2019

Tranh 1. Từ nước Pháp xa xôi, tôi đã đến Việt Nam rồi tìm đến Nha Trang, một thành phố nằm bên bờ biển xanh nhiều nắng gió để gặp cho được bác sĩ Y-éc-xanh. Phần vì tôi ngưỡng mộ tài năng nổi tiếng của ông, phần vì muốn biết điều gì khiến ông thích sống ở nơi góc biển, chân trời này để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.

Tranh 2 : Bác sĩ Y-éc-xanh đây rồi. Ông đang đứng trước mặt tôi và điều hơi bất ngờ là ông hoàn toàn không như con người mà tôi đã tưởng tượng ra. Ông quá giản dị trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không ủi phẳng. Ông thật giống như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Duy chỉ có đôi mắt của ông, một đôi mắt chứa đầy bí ẩn, đã làm tôi phải chú ý.

Tranh 3 : Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu khi cả hai đã ngồi xuống ghế. Tôi đã thẳng thắn nói rõ nỗi băn khoăn của mình :

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư ? Ông định ở đây suốt đời sao ?

Bác sĩ lặng lẽ nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối. Một lát sau ông chậm rãi nói :

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân nước Pháp. Ai có thể sống mà không có Tổ quốc của mình ?

Ông dừng lại như để suy nghĩ thêm rồi nói tiếp :

- Tuy nhiên, tất cả chúng ta đang sống chung dưới một ngôi nhà là trái đất. Mọi người con trong ngôi nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau. Tôi tự thấy mình phải sống ở Nha Trang vì chỉ có nơi đây mới được yên bình, rộng mở tâm hồn.

Tranh 4 : Ngoài kia biển vẫn dạt dào sóng. Gió thổi vào những hàng dừa làm đung đưa các tàu lá xanh. Bác sĩ Y-éc-xanh không nói thêm lời nào nữa, còn tôi thì trầm ngâm suy nghĩ về những điều ông mới giải bày.

5 tháng 3 2019

a) Đoạn 1 : Đi chợ Tết

Vào một ngày giáp Tết, Uyên và các bạn rủ nhau đi chơi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Họ đang ríu rít trò chuyện thì có tiếng gọi: Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy" làm cả bọn đứng sững lại nhìn ra ngơ ngác.

b) Đoạn 2 : Bức thư

Họ chợt nhận ra người gọi đó là Phương. Uyên cho Phương biết mọi người đang đi tìm một món quà để gửi ra cho Vân ở Hà Nội. Vân là một người bạn mà cả nhóm mới quen ở trại hè Nha Trang.

Phương nói "Tết ngoài Hà Nội chắc vui lắm ?" Uyên nói : "Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn…" Rồi Uyên lấy thư của Vân ra đọc cho Phương nghe. Nghe Uyên đọc thư xong. Huệ nói : "Ước gì chúng mình gửi cho Vân được một ít nắng phương Nam nhỉ !"

 

c) Đoạn 3 : Món quà

Nghe Huệ nói vậy, Phương chợt reo lên : "Mình nghĩ ra rồi !".

Cả bọn hỏi Phương, Phương tủm tỉm cười : "Chúng mình sẽ gửi Vân một vật ngoài Bắc không có : một cành mai.

Cả bọn tán thành : "Đúng rồi, một cành mai, một cành mai chở nắng phương Nam".

 

Thế là họ vui vẻ quay lại chợ chọn mua một cành mai đẹp.

14 tháng 11 2017

a) Đoạn 1: Cây thuốc quý

- Chàng tiều phu

 
 

- Gặp hổ

- Phát hiện cây thuốc quý

Lời kể : Đã từ rất xa xưa có một người tên là Cuội chuyên làm nghề đốn củi. Một hôm, khi vào rừng, Cuội bị một con hổ nhỏ xông tới tấn công. Cuội liều mạng vung roi đánh trúng đầu hổ làm nó ngã lăn ra đất. Lúc đó, hổ mẹ vừa về tới. Cuội sợ quá leo vội lên cây cao lẩn trốn. Cuội thấy hổ mẹ cúi xuống nhìn con rồi chạy tới một bụi cây gần đó, cắn một nắm lá về nhai mớm cho con. Chỉ ít phút sau, hổ con đã sống lại như không có chuyện gì xảy ra cả. Hai mẹ con hổ cùng nhau đi vào rừng sâu. Cuội biết cây kia là một cây thuốc quý nên nhảy xuống, đào gốc mang về trồng ở vườn nhà.

b) Đoạn 2: Vợ chồng chú Cuội

- Cứu người

- Lấy vợ

- Tai nạn bất ngờ

Lời kể : Nhờ có cây thuốc quý đó, Cuội đã cứu được bao nhiêu người tai qua nạn khỏi. Chàng còn cứu được cả con gái một phú ông nên được ông này nhận chàng làm rể. Hai vợ chồng Cuội rất thương yêu nhau. Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.

c) Đoạn 3: Lên cung trăng

- Theo cây lên trời

- Chú Cuội ngồi bên gốc cây

 

Lời kể : Một bữa, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Cuội nhìn thấy thế, sợ mất cây quý, vội chạy lại nắm lấy chùm rễ cây và đã bị cây cuốn theo tới tận cung trăng. Bây giờ vào những đêm trăng tròn và sáng, nhìn lên trời, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý giữa vầng trăng tròn vành vạnh.

22 tháng 5 2019

Tranh 1: Viên tướng ra lệnh – "Vượt rào, bắt sống quân địch". Trước lệnh ấy, chú lính nhỏ ngập ngừng suy nghĩ và hỏi lại: "chui vào à?"

Viên tướng quát : "Chỉ những thằng hèn mới chui".

Tranh 2 : Theo lệnh của viên tướng, cả bọn – trừ chú lính nhỏ – leo rào làm hàng rào đổ sập. Chú lính nhỏ đang chui bên dưới bị hàng rào đè lên. Nhiều cây hoa trong vườn cũng bị giập nát.

Tranh 3 : Hôm sau, thầy giáo hỏi cả lớp xem ai làm đổ hàng rào nhưng cả lớp ngồi yên không có ai can đảm đứng lên nhận lỗi như ý thầy mong muốn. Chú lính nhỏ ngày hôm qua nhấp nhổm toan đứng lên thú nhận khuyết điểm thì bị "viên tướng" can lại. Thầy buồn bã yêu cầu em nào phạm lỗi thì tự giác ra sửa lại hàng rào và luống hoa.

Tranh 4: Khi tan học, chú lính nhỏ gọi các bạn ra sửa lại vườn hoa. Viên tướng bảo "Về thôi !". Chú nói: "Như vậy là hèn" rồi chú quá quyết ra sửa lại vườn. Cả bọn sững sờ một chút rồi cùng bước theo chú như bước theo người chỉ huy dũng cảm nhất.

3 tháng 5 2017

Tranh 1 : Một hôm có một chủ quán, mặt mày hung dữ, kéo một bác nông dân gầy gò đến cửa quan đòi Mồ Côi xử kiện. Chủ quán muốn kiện bác nông dân về tội đã vào quán của lão hít mùi thơm của các món ăn ngon mà không chịu trả tiền. Bác nông dân thấy mình bị oan nên tức giận.

Tranh 2 : Sau khi nghe chủ quán đòi bồi thường 20 đồng bạc, bác nông dân giãy nảy lên không chịu vì bác chỉ ngồi trong quán ăn cơm nắm đã mang theo của mình mà không hề mua một món gì ở quán.

Tranh 3 : Theo cách phân xử của Mồ Côi, bác nông dân lấy 2 đồng bạc bỏ vào bát xóc lên cho chủ quán nghe đủ mười lần. Chủ quán ngơ ngác nghe và chẳng hiểu ra sao.

Tranh 4 : Khi bác nông dân đã xóc đủ mười lần, Mồ Côi bảo : "Bác hít mùi thơm trong quán, còn chủ quán thì đã nghe tiếng kêu như vậy là rất công bằng"

Bác nông dân bỏ lại hai đồng tiền của mình vào túi, vui mừng cảm ơn quan tòa, còn lão chủ quán tham lam thì tiu nghỉu ra về với vẻ hổ thẹn.

10 tháng 10 2018

Tranh 1: Cảnh nhà Chử Đồng Tử.

Hai cha con Chử Đồng Tử rất nghèo, trú ngụ trong một túp lều tranh ở ven sông. Hai cha con chỉ có một chiếc khố, ai đi ra ngoài thì lấy mà dùng. Hằng ngày, Chử Đồng Tử để cha ở lại trong lều còn chàng thì ra sông mò cua, bát cá về đổi lấy gạo khoai để sinh sống.

 
 
 

Tranh 2 : Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung

Một hôm, như thường lệ, chàng đang mò lội ở ven sông thì chợt thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đi du ngoạn. Hoảng hốt, chàng chạy vào núp mình bên khóm lau rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nàng dội nước tắm làm cát trôi đi để lộ ra chàng trai khoẻ mạnh. Nàng rất bàng hoàng nhưng khi nghe chàng nói về gia cảnh của mình, nàng rất cảm động và nàng cho rằng sự gặp gỡ này chính là duyên trời nên nàng đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Tranh 3 : Chử Đồng Tử và Tiên Dung dạy dân chúng trồng lúa

Hai vợ chồng không quay về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho dân nghề trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Sau này cả hai cùng bay về trời. Tuy về trời, ông vẫn còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

Tranh 4 : Người dân mở hội tưởng nhớ Chử Đồng Tử

Để tưởng nhớ tới công ơn của ông, nhân dân ở nhiều nơi bên sông Hồng đã lập đền thờ và mở lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như chơi đu, thi đấu cờ, đấu vật thật là tưng bừng, náo nhiệt, đông vui.

20 tháng 2 2017

a) Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.

Gió bấc thổi từng cơn lạnh buốt báo hiệu mùa đông đã đến sớm rồi. Đã hơn một tuần nay tôi thấy Hòa mặc một chiếc áo len thật đẹp. Áo có màu vàng tươi như màu hoa cúc. Áo có một dây kéo dài có thể kéo từ dưới lên tận cổ. Đằng sau áo còn có một chiếc mũ có thể kéo trùm lên đầu cho khỏi lạnh. Tôi mượn Hòa mặc thử thấy ấm sực cả người. Tôi ao ước có một cái áo len như thế nên đêm ấy tôi đã ngỏ lời xin mẹ mua cho một cái áo len như cái áo của Hòa.

b) Đoạn 2 : Dỗi mẹ

Nghe tôi nói xong, mẹ tôi bảo: "Mẹ chỉ có một số tiền nhỏ đang định mua cho anh Tuấn và con mỗi đứa một cái áo bông. Cái áo len của Hòa đắt tiền bằng cả hai cái áo bông đây". Tôi phụng phịu với mẹ : "Nhưng con chỉ thích cái áo len màu vàng thôi" rồi tôi dỗi mẹ lên giường nằm, giả vờ ngủ.

c) Đoạn 3 : Nhường nhịn

 

Tôi nằm im chưa ngủ thì chợt nghe anh Tuấn thì thào với mẹ :

"Mẹ ơi, mẹ cứ mua cái áo len cho em Lan đi. Con không cần áo mới đâu". Mẹ tôi nói, giọng thật nhỏ nhẹ : "Năm nay xem ra sẽ lạnh lắm đấy. Không có áo ấm con bị bệnh đấy". Anh Tuấn cười : "Không hề gì đâu, con khỏe lắm. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong". Mẹ tôi âu yếm bảo: "Được, con cứ ngủ đi, để mẹ nghĩ đã".

d) Đoạn 4 : Ân hận

Tôi nghe trọn câu chuyện giữa mẹ tôi và anh Tuấn, chợt tôi thấy ân hận vô cùng. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến mình thì mẹ tôi quan tâm tới cả hai anh em và anh Tuấn sẵn sàng nhường phần áo ấm cho tôi. Nhất định sáng mai khi trở dậy tôi sẽ nói ngay với mẹ: "Con không cần mua áo len vàng nữa đâu. Mẹ cứ mua cho hai anh em con mỗi người một áo ấm mẹ ạ !