Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Vào mùa đông ở nước ta (tháng XI đến tháng IV), có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bán cầu Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc:
+ Khối khí lạnh từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc, hoạt động ở miền Bắc nước ta; khi đi về phía nam, gió bị suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt có cường độ mạnh mới thổi qua được.
+ Tác động đến chế độ nhiệt: Với tính chất lạnh khô, gió này làm nền nhiệt ở miền Bắc hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Ở Đông Bắc, các thung lũng giữa các cánh cung núi hút gió mạnh làm nhiệt độ thấp nhất; dãy Hoàng Liên Son ngăn không cho gió này xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, phải xâm nhập theo thung lũng sông Hồng, sông Đà từ đồng bằng Bắc Bộ lên, nên cùng một độ cao, nhiệt độ ở Tây Bắc cao hơn ở Đông Bắc. Càng đi về phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, nên không còn lạnh như ở Bắc Bộ nữa.
+ Tác động đến chế độ mưa: Nửa đàu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi đi vào nước ta gây thời tiết hanh khô cho Bắc Bộ; khi vào miền Trung, gặp dãy Trường Sơn Bắc, gây mưa cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
- Tín phong Bán cầu Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động quanh năm trên phạm vi cả nước, tính chất của gió này là nóng, khô và tương đối ổn định.
+ Ở miền Bắc, Tín phong Đông Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gây nên thời tiết khô ấm giữa những ngày đông lạnh giá.
+ Ở miền Nam, Tín phong Đông Bắc thống trị, gây nên một mùa khô sâu sắc ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Ở Trung Bộ: Tín phong Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.
HƯỚNG DẪN
- Thời gian: từ tháng XI - IV.
- Hướng: đông bắc.
- Nguồn gốc: từ cao áp Xibia.
- Tính chất: lạnh khô.
- Hoạt động (phạm vi, thời gian):
+ Gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp vào vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, xâm nhập vào Tây Bắc theo các thung lũng sông và thổi về phía nam. Khi di chuyển về phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã; chỉ có những đợt có cường độ mạnh thì mới vượt qua được dãy núi này, nhưng đã bị biến tính mạnh, hầu như không còn lạnh nữa.
+ Nửa đầu mùa đông (khoảng tháng XI - I): Gió Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh khô ở Bắc Bộ. Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế do gặp dãy Trường Sơn Bắc, nên gây mưa lớn.
+ Nửa sau mùa đông (khoảng tháng II - IV): Gió Đông Bắc bị lệch qua biển được tăng cường ẩm, khi thổi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Tác động đến khí hậu nước ta:
+ Gây ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; đồng thời đó cũng là mùa khô, nhưng không khô hạn lắm, do có mưa phùn.
+ Gây ra sự phân hóa về nhiệt và mưa ở miền Bắc và cả nước.
HƯỚNG DẪN
- Vào mùa hạ ở nước ta (tháng V - X) có hoạt động của gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu lên và Tín phong Bán cầu Bắc.
- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương: vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, gây ra thời tiết khô nóng.
- Gió mùa Tây Nam: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
- Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động thường xuyên quanh năm ở nước ta.
+ Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dưong đến tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.
+ Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Đông Bắc gặp gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão...). Dải hội tụ này dịch chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng 8 vắt ngang qua Bắc Bộ, tháng 9 và 10 dịch chuyển vào Nam Bộ và Trung Bộ.
+ Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương (vào đầu mùa hạ) và gió mùa Tây Nam (vào giữa và cuối mùa hạ) đều thổi theo từng đợt; những lúc các gió này suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu gây ra thời tiết khô.
- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam và Tín phong Bán cầu Bắc đều làm cho nền nhiệt cả nước cao trong mùa hạ.
HƯỚNG DẪN
a) Tác động của gió mùa mùa đông
- Từ tháng XI - IV, gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta, nơi, đón gió mạnh nhất là vùng Đông Bắc, tiếp đến là đồng bằng Bắc Bộ. Càng về phía nam, gió bị biến tính, yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
- Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió này gây ra thời tiết lạnh khô ở miền Bắc. Vào miền Trung, do frông cực gặp dãy Trường Sơn Bắc nên gây mưa nhiều cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
- Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió bị lệch qua biển, mang nhiều ẩm thổi vào nước ta gây mưa phùn, nhất là ở các khu vực ven biển miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.
b) Tác động của gió mùa mùa hạ
- Từ tháng V - X, gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng tây nam.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Sau khi vượt các dãy núi ở Nam Tây Bắc và vượt dãy Trường Sơn xuống Duyên hải miền Trung gây nên hiện tượng phơn khô nóng.
- Vào giữa và cuối mua hạ, gió mùa Tây Nam nguồn gốc cao áp Nam bán cầu vượt qua vùng biển Xích đạo thổi vào nước ta, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió này cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Khi thổi ra Bắc, dò bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, gió chuyển hướng đông nam.
c) Tác động của Tín phong Bán cầu Bắc
- Vào mùa đông, Tín phong Bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc và thống trị ở miền Nam. Gió này khô, độ ẩm tương đối thấp nên gây ra một mùa khô cho miền Nam nước ta.
- Vào mùa hạ
+ Vào đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió Tây Nam tạo nêu dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa Tiểu mãn cho Trung Bộ và mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ lùi dần từ bắc vào nam làm cho đỉnh mưa cũng lùi dần theo.
- Vào thời kì mùa xuân, Tín phong Bán cầu Bắc thổi vào nước ta từ rìa tây nam của cao áp Tây Thái Bình Dương nên có hướng đông nam. Do vào thời gian này, gió mùa Dông Bắc bị suy yếu, gió Tây Nam chưa hoạt động nên Tín phong Đông Nam hoạt động độc lập, gậy nên thời tiết “nồm” ẩm ướt.
HƯỚNG DẪN
(TBg - viết tắt của vịnh Tây Bengan, một vịnh ở Bắc Ấn Độ Dương ở vùng biển Ấn Độ)
- Thời gian: đầu mùa hạ (khoảng tháng V, VI và đầu tháng VII).
- Hướng: tây nam.
- Nguồn gốc: từ cao áp Bắc Ấn Độ Dưong.
- Tính chất: nóng ẩm.
- Hoạt động và tác động:
+ Xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
HƯỚNG DẪN
- Thời gian: là loại gió thường xuyên trên Trái Đất, thổi quanh năm ở nước ta.
- Hướng: đông bắc.
- Nguồn gốc: từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (là cao áp chí tuyến Bán cầu Bắc).
- Tính chất: khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.
- Hoạt động và tác động:
+ Mùa đông:
• Ở miền Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc; mỗi khi gió mùa Đông Bắc yếu đi, gió này mạnh lên, gây thời tiết ấm áp, hanh khô.
• Ở miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào): Tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Mùa hạ:
• Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc hướng đông bắc gặp gió Tây Nam TBg tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra xa về phía đông nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.
• Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc nam nên đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam.
+ Mùa xuân: Gió Đông Bắc suy yếu, gió Tây Nam chưa mạnh lên, Tín phong Bán cầu Bắc thổi ở rìa Tây Nam của cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết "nồm", độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa.
HƯỚNG DẪN
- Thời gian: giữa và cuối mùa hạ (khoảng tháng VII, VIII - X).
- Hướng: tây nam. Ra phía bắc, gió này bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, thổi theo hướng đông nam vào Bắc Bộ.
- Nguồn gốc: từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam.
- Tính chất: khi vượt qua vùng biển Xích đạo, trở nên nóng ẩm với tầng ẩm rất dày.
- Hoạt động và tác động:
+ Gió mùa Tây Nam thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
+ Nam Bộ là nơi đón gió trước và gió rút muộn hơn phía bắc, nên thời gian mưa thường kéo dài, nhiều nơi sang tháng XI mới kết thúc mùa mưa.
HƯỚNG DẪN
- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành vào mùa hạ, giữa gió mùa mùa hạ và Tín phong Bán cầu Bắc.
- Đầu mùa hạ
+ Gió Tây Nam TBg gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới, chạy theo hướng kinh tuyến. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn, đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra ngoài xa về phía đông, nên dải hội tụ chủ yếu chạy dọc theo Philippin, đoạn cuối áp sát vào miền Nam nước ta.
+ Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì này là nguyên nhân gây mưa mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn đầu tháng VI) ở Trung Bộ nước ta.
- Giữa và cuối mùa hạ:
+ Gió mùa Tây Nam gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta.
+ Dải hội tụ này vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng VIII, theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lùi dần vào Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng IX, X, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở Xích đạo. Dải hội tụ này thường gây mưa lớn, áp thấp, bão; nên tháng đỉnh mưa và áp thấp, bão cũng lùi dần từ bắc vào nam theo sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.
HƯỚNG DẪN
- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vưc Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (do tác động của Tín phong Bán cầu Bắc); Duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang thu đông.