K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người đi săn và con vượn

1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 

2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.

 Người thợ săn đứng im, chờ kết quả... 

3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 

4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.  Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. 

- Tận số: hết đời, chết 

- Nỏ: vũ khí hình thù cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây. 

- Bùi nhùi : mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ … để rối.

Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?

A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài

B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số

C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng

1
4 tháng 9 2017

Đáp án B

Chi tiết nói lên tài săn bắt của bác thợ săn là : Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số.

1 tháng 8 2019

Tranh 1: Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng bác thợ săn đã quá quen thuộc địa hình nên bác vẫn xăm xăm bước đi. Bác là một tay cung tuyệt giỏi. Lần này vào rừng, thế nào cũng một vài con hoang thú bị hạ gục bởi mũi tên của bác.

Tranh 2: Bác đang bước tới bỗng dừng lại vì vừa nhìn thấy trên . tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng con và cho con bú. Bác núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cây cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.

Tranh 3: Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn bằng con mắt căm giận, rồi nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô. Nó vắt sữa vào một chiếc lá to để vào miệng con. Sau đó nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.

Tranh 4: Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt bác. Bác cắn môi, bẻ gãy cung tên rồi quay gót ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn cái nghề săn bắn độc ác.

9 tháng 5 2018

Tình cảm của vượn mẹ  dành cho vượn con  muốn con ko bị đói vượn mẹ đã vắt những giọt sữa lên một chiếc là cho vượn con  , cho thấy câu chuyện trên là tình cảm của người mẹ luôn chăm sóc và bảo vệ con 

Tích cho mk nha

9 tháng 5 2018

Tôi đã từng nghe được ở đâu đó câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc Cực mà ở nơi không có tình thương”, con người sinh ra để yêu thương, tương trợ nhau cùng phát triển, nhưng một khi cuộc sống không còn những tình nghĩa, yêu thương, tồn tại độc lập như một loại bản năng thì cuộc sống lúc đó trở nên vô cùng đang sợ, và không còn đúng nghĩa với cuộc sống của con người mà nó dần trở về với cuộc sống của loài vật. Khi biết yêu thương, ta sẽ nhận ra ý nghĩa của sự tồn tại, niềm vui của cuộc sống thực sự. Và ngược lại sự vô cảm sẽ làm con người trở nên lạnh lùng, sống ích kỉ, tư lợi cho bản thân và không màng đến sự tồn tại của những cá thể khác. Đó không phải cuộc sống đúng nghĩa. Câu chuyện Người đi săn và con vượn nói về một người thợ săn nhẫn tâm, lạnh lùng nhưng cuối cùng, chứng kiến cảnh tượng cảm động của vượn mẹ dành cho vượn con thì phần tình cảm yếu mềm nhất trong người bác ta sống dậy, thức tỉnh hành động của bác để từ đó bác trở thành một con người hoàn toàn khác trước kia.

Câu chuyện Người thợ săn và con vượn là một câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm của những con vật, đồng thời chính tình thương yêu ở những loài vật mà ta luôn nghĩ chúng sống theo bản năng, thú tính ấy đã đánh thức lương tri ở một con người, khơi dậy ở anh ta những tình cảm yêu thương chân chính mà lâu nay đã bị lãng quên, bị sụ vô cảm xâm lấn. Câu chuyện Người thợ săn và con vượn nói về một người thợ săn có tài săn bắn, bác ta luôn tự tin vào tài năng bắn tên của mình, những con vật nào vô tình lọt vào tầm nhìn của bác ta thì đều không có cơ hội để trở về.

Một hôm, người thợ săn vào rừng săn bắn thì bắt gặp một con vượn mẹ màu xám đang ngồi ôm con trên phiến đá, không mảy may suy nghĩ, bác ta rút cung tên ra khỏi ống, bắn mũi tên vào trúng tim của vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên rồi nhìn người thợ săn, tay vẫn ôm chặt lấy đứa con đang say ngủ, mắt nhìn về phía người thợ săn đầy oán hận. Vượn mẹ từ từ buông vượn con đặt nó xuống phiến đá, vơ lấy nắm lá nhai dập rồi vắt sữa vào, đặt lên miệng của vượn con đang ngủ. Lúc ấy nó mới đưa tay rút mũi tên ra khỏi ngực, và gục xuống mặt đất, cả khi ngã xuống thì vượn mẹ cũng không rời vượn con một khắc, ánh mắt ôn nhu đầy thương yêu lại chứa những tia xót xa.

Chứng kiến toàn bộ sự việc, người thợ săn cảm động trước tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con, luyến tiếc nhìn con rồi ra đi trong đau đớn, bác ta đã khóc, khóc vì mình vừa gây ra một hành động nhẫn tâm nhất, cướp đi sự sống của một con vật, chia rẽ tình mẹ con giữa chúng. Cũng từ đó, người thợ săn bỏ nghề, không còn đi săn nữa. Vượn mẹ tuy chết nhưng cái chết ấy lại mang lại sự sống cho đứa con, cứu sống bao nhiêu sinh vật vô tội khỏi những mũi tên lạnh lùng, độc ác.

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Người thợ săn và con vượn

       Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Người thợ săn và con vượn

Câu chuyện Người thợ săn và con vượn mang đến cho ta nhiều suy nghĩ khắc khoải, suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng, suy nghĩ về sự thức tỉnh lương tri của một con người. Trước hết, câu chuyện Người thợ săn và con vượn mang đến cho người đọc một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, càng đặc biệt hơn không phải là xuất phát từ những con người mà lại từ những con vật mà trước nay ta vẫn cho rằng chúng không có cảm xúc, suy nghĩ như con người. Ngay từ hình ảnh đầu tiên, vượn mẹ ngồi ôm vượn con trên phiến đá đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự ấm áp của vượn mẹ dành cho vượn con.

Khi bị người thợ săn bắn trúng tim, vượn mẹ giật mình nhìn mũi tên rồi lại đưa mắt nhìn người thợ săn đầy ai oán, bởi nó biết được mình không thể sống sót, nhìn đứa con nhỏ của mình càng không lỡ rời xa. Nhưng nó không hề tuyệt vọng, dù biết mình sẽ chết nhưng vẫn nuôi hi vọng con mình sẽ may mắn sống sót. Nhẹ nhàng đặt con xuống phiến đá, phần là sợ con giật mình tỉnh giấc, phần sợ khi nó tỉnh lại thì rất có thể sẽ bị một mũi tên từ người thợ săn bắn chết. Vượn mẹ sợ sau khi mình đi rồi vượn con sẽ bị đói, vì vậy mà nó đã lấy nắm cây nhai dập, vắt sữa vào nắm lá cây ấy rồi đặt lên miệng con. Đến khi đã chuẩn bị xong tất cả, vượn mẹ mới rút mũi tên ra khỏi ngực và gục chết bên cạnh con.

Tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con đã làm cảm động một con người vốn lạnh lùng, vô cảm như người thợ săn, lần đầy tiên trong đời bác ta biết thế nào là hối hận, bởi bác ta thấy ngay cả ở những con vật còn dành cho nhau những tình cảm ấm áp như vậy, còn mình mang tiếng con người những lại dùng sức mạnh gieo giắc những khổ đau cho chúng. Nhưng sự hi sinh của vượn mẹ không hề vô ích, bởi chính những tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con đã đánh thức phần lương tri vốn ngủ quên trong con người bác thợ săn, khiến cho bác ta hối hận, không còn làm nghề săn bắt nhẫn tâm ấy nữa, vì vậy mà không những vượn con mà rất nhiều loài động vật trong rừng cũng thoát khỏi cái chết đau đớn.

Câu chuyện về mẹ con loài vượn nhưng lại mang đến xúc động đến cho những độc giả, bởi từ những hình ảnh quan tâm, tình cảm vượn mẹ dành cho con khiến người đọc vô thức nghĩ đến mẹ của chính mình. Biết sự so sánh như vậy ở đây là khập khiễng nhưng ta không thể phủ nhận một điều, đó là dù con người hay con vật thì chúng có tình cảm, đặc biệt là tình mẫu tử, vì dù đánh đổi mạng sống của chính mình thì chúng cũng muốn dành cơ hội sống lại cho những đứa con.

Người thợ săn ở đây vừa đáng thương lại vừa đáng trách, đáng trách bởi bác ta đã quá nhẫn tâm, người thợ săn lấy việc hủy hoại sự sống của những con vật vô tội làm thú vui, trước vượn mẹ thì cũng đã có rất nhiều con vật chết dưới mũi tên của bác ta. Cuộc sống giết chóc hàng ngày đã làm cho người đàn ông ấy chai lì với những cảm xúc, để có giết những con vật vô tội thì bác ta đơn giản coi đó là chiến lợi phẩm. Chỉ khi được vượn mẹ đánh thức phần lương tri ngủ quên thì những tình cảm thương yêu mới sống dậy, biết hối hận trước những hành động nhẫn tâm mình gây ra chính là lúc bác ta được cảm hóa. Nhưng khi ấy bác ta cũng trở nên đáng thương, bởi từ lúc ấy đến cuối cuộc đời bác ta sẽ sống với sự hối hận khủng khiếp.

Câu chuyện là bài học đánh thức ta khỏi những u mê của cuộc sống hiện đại. Cuộc sống càng phát triển thì khoảng cách giữa con người với con người vô tình bị kéo dãn ra xa nhau hơn, con người dần khép kín mình, sống vì mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, hình thành nên một tính cách tiêu cực, đó chính là sự vô cảm, nghĩa là con người sống nhưng không còn những yêu thương, họ vô tâm với những thứ xung quanh, đó chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách ngày càng xa giữa con người và con người. Đó không chỉ là thực trạng giữa một, hai cá nhân mà là thực trạng chung của một bộ phận người trong xã hội ngày nay.

Họ sống ích kỉ, vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng dẫm đạp lên người khác, vô cảm với mọi thứ. Ta có thể thấy báo đài trong thời gian gần đây đưa tin rất nhiều về những vụ giết người tàn nhẫn, dã man chỉ vì tiền, con giết cha mẹ bị cha mẹ không cho tiền chơi game, rồi trộm cướp tài sản phi pháp diễn ra ngày càng nhiều. Hay sự vô cảm trước con người thể hiện qua sự vô tâm như những người gặp nạn trên đường cần giúp đỡ nhưng những người xung quanh không những không giúp mà còn bình tĩnh chụp ảnh đăng lên facebook, hay hôi của, hôi tài sản.

Những hành động vô cảm trong xã hội ngày nay đang trở nên đáng báo động, nó làm cho con người trở nên vô tình, lạnh lùng và khi đó trở thành thực trạng của cả xã hội thì cuộc sống của con người sẽ mất đi hết ý nghĩa của sự tồn tại, lúc ấy con người sống bản năng không hơn không kém những loài vật. Vì vậy, ngay từ bây giờ con người hãy sống thương yêu, sẻ chia giúp đỡ những người xung quanh để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

30 tháng 5 2017

Lời giải:

Bác thợ săn rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

28 tháng 8 2019

Lời giải:

Cái nhìn căm giận của vượn mẹ thể hiện sự căm giận bác thợ săn vì đã làm cho nó phải lìa xa đứa con non nớt.

11 tháng 9 2019

Khi chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn vừa xót thương, ân hận lại vừa thấy việc làm của mình không đúng.

23 tháng 12 2019

Lời giải:

Sau khi bắn vượn mẹ, bác thợ săn đứng lặng, rơi nước mắt. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Sự tích chú Cuội cung trăng1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Sự tích chú Cuội cung trăng

1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về. 

2. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. 

3. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

 - Tiều phu : người làm nghề kiếm củi trong rừng.

 - Khoảng giập bã trầu : chốc lát, khoảng thời gian đủ để nhai giập bã trầu. 

- Phú ông : người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày trước.

 - Rịt : đắp thuốc vào chỗ đau 

- Chứng : bệnh hoặc dấu hiệu của bệnh

Chú Cuội trong truyện vốn làm nghề gì ?

A. Thợ săn

B. Tiều phu

C. Thầy thuốc

1
9 tháng 11 2017

Đáp án B

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
12 tháng 5 2021

Nội dung chính : Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng chung sống với chúng ta trên trái đất còn nhiều loài vật hoang dã khác, chúng ta không nên giết hại chúng mà phải bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường sống của chúng. Giết hại chúng là hành động vô cùng độc ác, khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên nghèo nàn, buồn tẻ hơn.

12 tháng 5 2021
Giết thứ rừng là ác. Chúng ta phải luôn bảo vệ và không săn bắn thứ ở trong rừng và ca ngợi lòng dũng cảm của vượn mẹ