K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

C1  

- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.

- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.

- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.

- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).

⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

4 tháng 5 2021

C2 

Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.

=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.

CHUYÊN MỤC MỚI - LỊCH SỬ THẬT THÚ VỊThể lệ: Hai ngày một lần, mình sẽ đăng 1 câu hỏi được trích từ SGK hoặc là từ giáo viên của mình mở rộng, các câu hỏi trong SGV, tài liệu giáo trình cũng như các câu hỏi liên môn ứng dụng thực tiễn, câu hỏi phóng sự từ các chương trình truyền hình, các câu hỏi từ các đề thi HSG - Olympic - Trại hè,...Dạng câu hỏi: Câu hỏi TN, TL lịch sử,...
Đọc tiếp

CHUYÊN MỤC MỚI - LỊCH SỬ THẬT THÚ VỊ

loading...

Thể lệ: Hai ngày một lần, mình sẽ đăng 1 câu hỏi được trích từ SGK hoặc là từ giáo viên của mình mở rộng, các câu hỏi trong SGV, tài liệu giáo trình cũng như các câu hỏi liên môn ứng dụng thực tiễn, câu hỏi phóng sự từ các chương trình truyền hình, các câu hỏi từ các đề thi HSG - Olympic - Trại hè,...

Dạng câu hỏi: Câu hỏi TN, TL lịch sử, hỏi đáp nhanh, minigame,...

Phạm vi: Môn Lịch sử (hoặc có thể tích hợp liên môn, áp dụng cả CT GDPT 2006 - hiện hành lớp 9,12 và CT GDPT 2018 - hiện hành lớp 6,7,8,10,11), có những câu hỏi về quan điểm cá nhân.

Cách thức tham gia: Trả lời dưới phần bình luận dưới câu hỏi đăng đề

Phần thưởng: Trao thưởng cho các câu trả lời hay và chính xác từ 2-3GP, một số ngày đặc biệt thưởng x2 từ 4-6GP, có ngày lên tới 8-10GP.

CÂU HỎI NGÀY 1 - 04.12.23

Có quan điểm cho rằng: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em quan điểm đó đúng hay sai, vì sao?

Cuối cùng, chúc các bạn làm tốt, tích cực làm bài mai có số tiếp theo nha ^^ Mình cùng nhau luyện viết hàng ngày để khả năng trình bày trả lời được cải thiện tốt hơn nha :> Sẽ có chữa và cùng thảo luận câu hỏi nè.

7
4 tháng 12 2023

\(-\)“Học tập lịch sử chỉ diễn ra trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em quan điểm đó là sai

\(-\) Vì:

\(+\) Lịch sử là \(1\) môn học không có điểm dừng,nó sẽ liên tục và những sự kiện lịch  sử luôn xảy ra hàng ngày

\(+\) Lịch sử cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất phát của chúng ta,cho chúng ta biết được tổ tiên của mình là ai

4 tháng 12 2023

Em làm rõ hơn, chi tiết hơn nữa nhé

11 tháng 3 2019

Đáp án D

29 tháng 2 2016

Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

-         Tư tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.

+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.

-         Giáo dục

+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.

+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

-         Văn học

+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.

* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể

- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.

17 tháng 7 2018

Chọn B

19 tháng 2 2016

Tình hình giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ.

Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.

* Thời Lý:

- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long…

- Năm 1075, nhà Lý tổ chức thi “Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường”.

- Năm 1076, nhà nước cho xây dựng Quốc tử giám…

* Thời Trần:

- Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn.

- Năm 1247, nhà Tràn đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.

- Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nhuyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh…

- Vị trí của nho giáo do đó cũng được nâng dần lên thế độc tôn.

* Thời Lê sơ:

- Nho giáo được độc tôn. Giáo dục nho học thịnh đạt. Trường Quốc tử giám được mở rộng cho con em quan lại đến học.

- Các khoa thi được tổ chức đều đặn: Cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được thi.

- Năm 1484, nhà nước dựng bia Tiến sĩ. Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.

- Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước. Số người học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý - Trần.

- Giáo dục vẫn xưm nhẹ các kiến thức khoa học phục vụ sản xuất. Công trình tiêu biểu của nước ta thời kì này là Văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.

6 tháng 3 2017

A. Phùng Nguyên.

B. Phùng Nguyên.

C. Nam Trung Bộ.

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh hòa

24 tháng 2 2016

a.     Nguyên nhân ra đời các thành thị:

            - Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi:

            - Nông nghiệp có ba biến đổi:

            + Công cụ sản xuất được cải tiến.

            + Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ.

            + Khai hoang được đẩy mạnh làm cho diện tích đất canh tác tăng nhanh.

            - Những yếu tố nói trên dẫn đến sự phát triển sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội, tạo ra các hệ quả:

            + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

            + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ.

            + Thủ công nghiệp: quas trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều người bỏ cả nông nghiệp làm nghề thủ công. Dần dần, những người thợ thủ công có nhu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và buôn bán ở bên ngoài lãnh địa, thường là gần các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, thành thị xuất hiện.

            b. “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”, vì:

            - Phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

            - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội đổi mới đối lập với chế độ phong kiến.

            - Thành thị xuất hiện và trở thnahf môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa: nhiều trường học được xây dựng, là cơ sở hình thành nhiều trường học nổi tiếng trong các thế kỉ XI – XIII: Oxford, Cambridge (Anh), Sorbone – Paris (Pháp), … Đây là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy giờ.

            - Như vậy: thành thị xuất đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa Tây Âu có những biến đổi rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa Tây Âu vào giai đoạn phát triển mới. 

4 tháng 11 2016

c oi cho e hoi ?? thoi trung dai tay au??

su dung tien $ gi de mua ban .( neu co cho e hinh anh )

va luc do mua ban nhung mat hang gi ?

e cam on