K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Thành tựu:-  Kinh tế:        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.- Xã hội:     ...
Đọc tiếp

Câu 1: Thành tựu:

-  Kinh tế:

        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.

         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.

- Xã hội:

         + Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 2:

Cơ cấuXu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: Tăng tỉ trọng KV dịch vụ và công nghiệp- xây dựng,giảm tỉ trọng KV nông- lâm- ngư nghiệp.

=> là sự chuyển dịch tích cực và phù hợp với yêu cầu chuyể dịch kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

- Sự chuyể dịch trong nội bộ ngành kinh tế:

      + Khu vực I: Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

 *Trong nông nghiệp: Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, gỉm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành dịch vụ nông nghiệp.

      + Khu vực II:

       1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất:

* Tăng tỷ trọng nhóm ngành CN chế biến.

* Giảm tỷ trọng các nhóm ngành CN khai thác và nhóm ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt, nước.

        2.Trong cơ cấu sản phẩm:

* Tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh.

* Giảm tỷ trọng các sản phẩm chất lượng thấp, trung bình.

 +Khu vực III: Tăng trưởng nhanh lĩnh vực liên quan         đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

                  Ra đời nhiều loại hình dịch vụ mới: 

viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ ...

Thành phàn kinh tế

- Tăng tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có vai trò ngày càng quan trọng.

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng cao nhất).

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, tuy nhiên tỷ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên.

Lãnh thổ kinh tế

        Các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có qui mô lớn

        Ba vùng kinh tế trọng điểm : phía Bắc, miền Trung và phía Nam

 

 

Câu 3:

a. Tỉ trọng ngành nông nghiệp= 0,8%,= 0,71% (năm 2005) 

                 ngành lâm nghiệp= 0,04%, = 0,03% (năm 2005)

                 ngành thủy sản= 0,16% ( năm 2000), = 0,245 (năm 2005)

b.  Nhận xét :

Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:

 

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.

- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.

- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.

0
27 tháng 6 2018

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa

B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng

C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển

Đáp án là B

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

15 tháng 5 2019

Đáp án B

1 tháng 6 2016

-  Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

-   Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

1 tháng 6 2016

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 9, 49, 14B và 24 nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tư từ bên ngoài.

1 tháng 6 2016

a)  Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

-  Điểm khác nhau nổi bật:

*   Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

*   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

*  Vùng  kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

-  Điểm khác nhau:

*   Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

*   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

*  Vùng  kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

 

1 tháng 6 2016

- Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí ở thềm lục địa.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

 

1 tháng 6 2016

-  Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

-  Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

-  Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

-  Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

-  Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

-  Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.


 

30 tháng 12 2019

HƯỚNG DẪN

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

a) Tài nguyên khoáng sản

− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

− Các loại khoáng sản chủ yếu

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…

+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…

+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…

b) Tiềm năng thủy điện

− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.

− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

c) Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.

− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…).

− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…

d) Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê.

e) Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long), suối khoáng (Quang Hanh), bãi biển đẹp (Trà Cổm, Bãi Cháy…).

c) Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế

− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.

− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi

1 tháng 6 2016

Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
 

Vùng kinh tế trọng điểm

Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX                                                      Sau năm 2000                                                        
Phía Bắc
 

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Miền Trung

 

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Thêm tỉnh Bình Định
Phía Nam
 

TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương

Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

 

 

1 tháng 6 2016

Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.

Vùng kinh tế trọng điểm

Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX

Sau năm 2000

Phía Bắc

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Miền Trung

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Thêm tỉnh Bình Định

Phía Nam

TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương

Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang