K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2017
1. Đó là các phó từ:
a. Lắm
b. Đừng (trêu) vào
c. Không ; đã ; đang.
2. Điền các phó từ đã tìm thấy:

STT

Phó từ đứng trước

Phó từ đứng sau

1

Chỉ quan hệ thời gian

Đã, đang

2

Chỉ mức độ

Thật, rất, lắm

3

Chỉ sự tiếp diễn tương tự

Cũng, vẫn

4

Chỉ sự phủ định

Chưa, không

5

Chỉ sự cầu khiến

Đừng

6

Chỉ kết quả và hướng

Ra

7

Chỉ khả năng

Được

3. Kể thêm một số phó từ:

(1) Sẽ, từng…

(2) Hơi, khí, cực kì, quá…

(3) Đều, ử, lại, mãi…

(4) Chẳng…

(5) Hãy, chớ…

19 tháng 1 2018

hình như thiếu thiếu

24 tháng 4 2017

Câu 1:

– Các cụm từ: đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố, vẫn chưa thấy có người nào, thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng.

– Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra (những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng.

Câu 2: Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

Soạn bài: Phó từ | Soạn văn lớp 6

25 tháng 4 2017

1 a, , đã => đi. Đi là động từ.

cũng =>ra. Ra là động từ.

vẫn => chưa thấy. Chưa thấy là động từ

thật=> lỗi lạc. Lỗi lạc là tính từ.

b, được => soi gương. Soi gương là động từ.

rất => ưa nhìn. Ưa nhìn là động từ.

ra => to. To là tính từ.

2

a, đã : phụ trước

Cũng : phụ trước

Vẫn chưa : phụ trước

Thật : phụ trước

b,

Được : phụ sau

Rất : phụ trước

Ra : phụ sau

Rất : phụ trước.

13 tháng 6 2017

c, Phó từ “không” và “ đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”, phó từ “đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “loay hoay”

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
23 tháng 3 2018

b, Phó từ “đừng”, "vào" bổ sung cho động từ “trêu”

13 tháng 10 2022

sai rồi có tất cả 4 phó từ

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4Hoàn cảnhChi tiết, sự việc1.Gạch dưới các từ ngữ nói về hoàn cảnh của nhân vật         “ tôi” (- Yếu tố thời gian- Địa điểm- Hoàn cảnh của nhân vật tôi)- Thầy tôi làm cai ngục. Mẹ tôi con một nhà buôn bán rau đậu, trầu cau lần hồi ở các chợ và trên đường sông Nam Định -Hải Phòng. Tuổi thầy tôi hơn ba mươi, gấp đôi tuổi mẹ tôi. Hai thân tôi lấy...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Hoàn cảnh

Chi tiết, sự việc

1.Gạch dưới các từ ngữ nói về hoàn cảnh của nhân vật         “ tôi”

(- Yếu tố thời gian

- Địa điểm

- Hoàn cảnh của nhân vật tôi)

- Thầy tôi làm cai ngục. Mẹ tôi con một nhà buôn bán rau đậu, trầu cau lần hồi ở các chợ và trên đường sông Nam Định -Hải Phòng. Tuổi thầy tôi hơn ba mươi, gấp đôi tuổi mẹ tôi. Hai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau. Chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm hoi muộn cháu và có của; một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở trong nhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả một dòng họ trọng đãi nếu mắn con... 

- Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

2. Yếu tố thời gian, địa điểm, lời kể của nhân vật  “tôi” ở ngôi thứ nhất có tác dụng gì?

 

 

...................................................................................................

...................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

....................................................................................................

...............................................................................................

Giúp mình vs ạ mình cần gấp

 

0
1.Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì. a/ Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết  những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm...
Đọc tiếp

1.Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì.

a/ Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết  những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Thế là mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(Tô Hoài)

b/ Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con măt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

2. Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì.

3. Chính tả (nghe- viết) :Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi.)

 

 

 

 

 

1
24 tháng 4 2017

Câu 1: Các phó từ được in đậm:

Đoạn trích a:

- Đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ: bổ sung quan hệ thời gian.

- Cũng sắp về, cũng sắp có, lại sắp buông tỏa: cũng, lại - bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp – bổ sung quan hệ thời gian.

- Đều lấm tấm: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

- Buông tỏa ra: bổ sung quan hệ kết quả và hướng.

- Không còn ngửi: không - bổ sung quan hệ phủ định; còn – bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

Đoạn trích b:

- Đã xâu: bổ sung quan hệ thời gian.

- Xâu được: bổ sung quan hệ kết quả.

Câu 2: Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

– Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

– Tác dụng của các phó từ:

  • Cụm từ "ở ngay phía cửa hang": chỉ hướng.

  • Các từ "bất ngờ, quá": chỉ mức độ.

  • Từ "không kịp": chỉ khả năng.

  • Các từ "vừa, ngay, đã, vẫn đang": chỉ quan hệ thời gian.

31 tháng 3 2021

Các phó từ là ở câu 1 là:rất,được.câu 2 là:to ra,rất

25 tháng 4 2017

1. Những sự vật được nhân hoá:

- Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay

- Câu b: tre

- Câu c: trâu

2. Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:

- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a).

- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt độ tính chất của vật (câu b).

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).

22 tháng 2 2018

1)Những sự vật được nhân hóa:

a) Miệng, Tai, Mắt, Tay, Chân

b) tre

c) trâu

2) Sự vật trên được nhân hóa bằng cách:

a) lão Miệng, bác Tai, Mắt, cậu Tay, cậu Chân

=> Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b) tre chống lại ...

tre xung phong...

tre giữ...

=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

c) trâu ơi

=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

24 tháng 5 2019

a, Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “chóng”