Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người c...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2021

Tham khảo nhé:

                                                       Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.

II. Thân bài

1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe

- Trước hoàn cảnh khó khăn bởi những chiếc xe không kính, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

- Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

- Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

3. Tình động đội của những người lính

- Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.

- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.

- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.

- Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” - Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước. Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc

- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.

- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.

                                                            Bài làm

Nói đến Phạm Tiến Duật là nói đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ. Từng chiến đấu trong đội ngũ những người chiến sĩ vận tải dọc đường Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phương ra tiền tuyến. Thơ ông có giọng điệu khỏe khoắn tràn trề sức sống, tinh nghịch vui tươi mà giàu chất suy tưởng. Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - một bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật đã nêu lên hình tượng những người chiến sĩ lái xe vui vẻ tếu táo mà đĩnh đạc hiên ngang can đảm, thắm tình đồng đội bạn bè bền vững ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Bài thơ có nhan đề thật độc đáo ấy biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Đó chính là những con người dũng cảm đến ngang tàng mà giản dị, yêu đời và lạc quan rất mực.

Hình ảnh các anh gắn liền với hình những chiếc xe không kính. Đây là hình ảnh có thực. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước:

                                 Không có kính không phải vì xe không có kính                                 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Nhà thơ miêu tả những chiếc xe không kính nhằm làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên đó. Tuy công việc đầy hiểm nguy gian khổ, nhưng những anh chiến sĩ trẻ này dưới bom đạn triền miên vẫn luôn giữ một tư thế ung dung lạc quan và tươi trẻ. Phạm Tiến Duật trong bài thơ này đã miêu tả những cảm xúc rất cụ thể của họ khi ngồi trên chiếc xe không có kính.

                                          Ung dung buồng lái ta ngồi                                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng                                          Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.                                          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim                                         Thấy sao trời và đột ngột cánh chim                                         Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ có nhịp điệu nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng đều đặn này gợi đến nhịp tiếng bánh xe bon bon chạy trên đường dài. Có thực sự ung dung nhìn đất, nhìn trời không chút lo âu hốt hoảng trước bom đạn cận kề thì anh chiến sĩ trẻ của chúng ta mới có thể nhìn và thấy đến đủ đầy như thế. Anh từ nhìn thấy gió, nhìn thấy con đường đến nhìn thấy cả sao trời và cánh chim... từ buồng lái đã vỡ hết kính chắn gió, gió vào xoa mắt đắng. Làn gió đã ùa vào như thể làm giảm đi vị đắng nơi khoé mắt. Mắt đắng vì mắt đã thức nhiều đêm để lái xe liên tục từ đêm này sang đêm khác. Tất cả thế giới bên ngoài ấy đã ùa vào buồng lái của anh với tốc độ làm chóng mặt. Con đường cũng vì thế như chạy ngược về phía người lái và trở thành: “Con đường chạy thẳng vào tim”.

Trong tư thế hiên ngang chủ động đó, người chiến sĩ lái xe đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. Giọng điệu của anh thật ngang tàn, tếu táo:

                                              Không có kính, ừ thì có bụi                                              Bụi phun tóc trắng như người già.                                              Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.                                              Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

                                             Không có kính, ừ thì ướt áo.                                             Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời                                             Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.                                             Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Các anh còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn và lạc quan thể hiện qua cái nhìn: “Bụi phun tóc trắng như người già” và đặc biệt là tiếng cười sảng khoái đầy trẻ trung hồn nhiên và yêu đời: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” dẫu là sinh hoạt từ cái ăn, cái ngủ bình thường của các anh đều có tính tạm bợ, nhiều gian khổ:

                                         Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời                                         Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy                                         Võng mắc chông chênh đường xe chạy                                         Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

“Trời xanh thêm” phải chăng bởi vì lòng người đã phơi phới thêm, say mê thêm trước những chặng đường đã đi, những chặng đường đang đến.

Cái gì đã làm nên sức mạnh ấy? Đấy chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, là tình yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ:

                                      Không có kính rồi xe không có đèn                                      Không có mui xe, thùng xe có xước                                      Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước                                      Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng: “không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước” nhưng chiếc xe ấy vẫn chạy vì miền Nam phía trước, nghĩa là vẫn băng băng ra tiền tuyến. Tác giả đã lý giải về điều ấy thật bất ngờ mà cũng chí lý: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim nồng nàn yêu nước, sôi nổi yêu đời, một trái tim dũng cảm.

Tóm lại, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn đầy gay go thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công hơn ba mươi năm qua nhưng hình tượng tiêu biểu của một thế hệ trẻ lạc quan yêu đời, hồn nhiên, coi thường thiếu thốn gian khổ, sôi nổi, đầy quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt ngày nào vẫn chưa mờ phai trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta.

  
3 tháng 6 2019

Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

26 tháng 1 2017

Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)

- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)

- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.

- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì Miền Nam phía trước.

29 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.



 

29 tháng 11 2016

bài này trên mạng mà -_-

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại(Câu bị động). Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

12 tháng 11 2021

lời dẫn trực tiếp đâu ạ

 

12 tháng 12 2016

1:

-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.

Em tham khảo các ý :

* Khổ 5: Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ.

- "Những chiếc xe... kính vỡ rồi"

+ Nghệ thuật: Những câu thơ ghi nhận một cách chân thực khắc nghiệt mà các anh phải chịu đựng khi bom đạn kẻ thù đã giật, rung, tàn phá tấm kính chắn xe. Hơi thở nhẹ nhàng như lời nói chuyện, mà là chuyện vui, chuyện thường ngày vẫn xảy ra với các anh, không hề khiến các anh phải bận tâm. Nhịp thơ mạnh,, dứt khoát. Các cụm từ "chưa cần rửa", "chưa cần thay" không chỉ đem đến cảm giác về sức trẻ dồi dào mà còn hé mở một điều đáng nể phục ở người lính: với các anh nhiệm vụ là trên hết còn những thứ khác không đáng bận tâm.

+ Liên hệ: bài "Nhớ"

=> Những con người như vậy tất nhiên càng không chỉ vì cái chuyện cái mặt hay lắm mà làm chậm cuộc hành trình "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt".

* Khổ 6: Tình đồng chí, đồng đội

- "Bếp Hoàng Cầm... trời xanh thêm"

+ Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức gợi, nhịp thơ 2/2/3

+ Nội dung: Niềm vui sum họp được mở ra sau chặng đường chạy dưới mưa bom đạn của kẻ thù.

* Khổ cuối: Tình yêu quê hương, đất nước

- "Không có kính... một trái tim"

+ Nghệ thuật: điệp từ "không"

+ Nội dung: Vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy vẫn chắc tay lái đương đầu ra tiền tuyến.

27 tháng 10 2021
Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.
27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

27 tháng 1 2022

TYSM!!!!!