Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ... nói vềtự hào truyền thống...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2023

 "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta cố gắng làm việc chăm chỉ và kiên trì, thì sẽ đạt được thành công.
 "Không thầy đố mày làm nên"
- Ý nghĩa: Không có người thầy giỏi, thì học trò sẽ không thể thành công.
 "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta được hưởng lợi từ công sức của người khác, thì chúng ta nên biết ơn và tôn trọng họ.
 "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
- Ý nghĩa: Mỗi ngày chúng ta nên học hỏi thêm kiến thức mới để trở nên thông minh hơn.

1: Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư .

2 : Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

3: Con không cha như nhà không nóc

4:công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

5: Quyền huynh thế phụ

 

20 tháng 12 2016

1. Môi hở răng lạnh;
2. Cá kg ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư;
3. Con không cha như nhà không nóc;
4. Quyền huynh thế phụ;
5. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

"Cười người hôm trước, hôm sau người cười" là tục ngữ nói về đức tính thô lỗ của con người. Cái đức tính đứng chót của mọi đức tính. Bạn sẽ phải hối hận khi cười người khác và rồi, chắc chắn rằng bạn sẽ bị cười lại, đừng quá đắc ý nha!

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là...
Đọc tiếp

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm gì để rèn luyện lao động cần cù,sáng tạo?

Câu 4:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn An nói riêng với bạn Chung: “Nhóm mình có bạn Hoa học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn Hoa làm hết rồi”.

a. Theo em, lời nói của bạn An như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn Chung, em sẽ nói gì với An?

 

0
4 tháng 1 2023

`-` Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng

`-` Học thầy ko tày học bạn

`-` Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

20 tháng 12 2020

a. Con người dù sống trong bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào cũng luôn cần có những kỹ năng sống phù hợp, đúng đắn và đặc biệt phải đẩy lùi những thói hư, tật xấu, không có lợi cho bản thân mình.

b. Từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không (không có gìmà dựng nổi cơ đồ mới thật  tài giỏi, ngoan cường. Cho nên câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta: "Đừng sợ phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng  làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục."

Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

2 câu tục ngữ hoặc ca dao: 

Con cháu mà dại thì hại ông cha. ​- Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư.

27 tháng 9 2019

1)Truyền thống nhân hậu, đoàn kết:

Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn

- Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.-

Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.

- Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mụctiêu chung

- Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trị con người.

- Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùng

2. Truyền thống trung thực , tự trọng.

- Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt đểnói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét.

- Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.

- Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.

- Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.

- Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.

- Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.

- Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.

- Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.

- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sa sút.

- Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội

3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn.

- Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.

- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.

- Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.

- Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

- Chim có tổ, người có tông:

- Lá rụng về cội.

- Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡ mình.

- Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình

- Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồi sau đó mới học kiến thức.

- Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.- Kính già, già để tuổi cho.

- Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.

Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy truyền lại, theo nho giáo.

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

- Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.

4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.

- Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.

- Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăntrắc trở.

- Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn

- Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp.

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.

- Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biếtcon người có nghị lực, tài năng.
Chúc Bạn học tốt !!



8 tháng 1 2018

Tục ngữ:

- Cha chung không ai khóc

- Bán ruộng kiện bờ

Ca dao:

"Của mình thì giữ bo bo

Của người thì để cho bò nó ăn".

3 tháng 4 2017

Tục ngữ:

- Cha chung không ai khóc

- Bán ruộng kiện bờ

Ca dao:

"Của mình thì giữ bo bo

Của người thì để cho bò nó ăn".

7 tháng 5 2017

Một số câu ca dao ,tục ngữ nói về tôn trọng tài sản của người khác:

+Vay thì trả,mượn thì đền

+Của thiên trả địa

+Có vay có trả,mới thỏa lòng nhau

+Tiền bạc phân minh,ái tình dứt khoát

....v.v....