Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đã được thể hiện trong việc người viết nêu ý kiến hoàn cảnh sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện. Đồng thời, người viết cũng đã nhận xét chung về sức hấp dẫn của văn bản. Mục tiêu của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện nhất quán trong toàn bộ bài viết
Lịch sử nhân loại đã từng in đậm dấu ấn về những tình bạn đẹp. Đó là tình bạn chung thủy, gắn bó khăng khít, hiểu nhau qua từng phím đàn nốt nhạc như Bá Nha- Chung Tử Kỳ, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng hoài bão chung, làm việc để nuôi bạn như Các Mác - Ăng ghen. Tình bạn đẹp thì không mưu cầu về danh lợi, xem thường mặt vật chất, chỉ có nghĩa cử và tâm hồn là cao đẹp, đáng quý. Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, thi sỹ đã kể về gia cảnh túng thiếu của nhà mình, không cần đãi nhau rượu thịt, rau dưa, ngay cả một "miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có. Chỉ cần hai người bạn tâm giao tri kỷ, chỉ cần "Bác đến đây chơi ta với ta" là đã đủ.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã từng dạy rằng "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", bởi vậy nên người ta mới phải "Chọn bạn mà chơi". Con người không phải ai cũng tốt, biết lánh xa cái xấu, học tập cái tốt, chơi với người bạn tốt thì con người ta cũng sẽ tốt đẹp hơn. Người bạn tốt không chỉ chia sẻ vui buồn cảm xúc, nỗi niềm cùng ta mà còn giúp cho ta tiến bộ, luôn ở bên ta mỗi khi ta gặp gian khó, luôn mỉm cười khi thấy ta thành công, an ủi động viên mỗi khi ta vấp ngã trên con đường đời.
Sống suốt đời, bên cạnh tình yêu, chúng ta còn có những người bạn. Tình bạn làm con người ta hiểu nhau hơn và từ đó hoàn thiện mình hơn.
* bn tham khảo nha*
Câu 1 :Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.
Câu 2 :
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.Thân em vừa trắng, lại vừa trònThân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.Bảy nổi ba chìm với nước nonBảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnĐây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôiNhững câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:Mà em vẫn giữ tấm lòng sonNgười phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
học tốt
Câu 1 :
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình.
Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.
Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Câu 2
Bánh trôi nước một bài thơ vô cùng sâu sắc ở hai nghĩa : đen và bóng . Mượn hình ảnh những chiếc bánh trôi để phê phán và cảm thương cho người phụ nữ thế hệ xưa . Đây : 1 bài ca tình người vô cùng sâu sắc . Thân người gái mỏng manh , đau khổ triền miên phải sống 1 cuộc sống oan ức , lệ thuộc nhưng vẫn giữ đc phẩm chất trong sáng , thủy chung thật đáng thương nhưng cũng thật kiên cường và bất khuất
Nguồn h7
- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là: tác giả đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ "Tiếng gà trưa"
- Nhan đề của văn bản liên quan trực tiếp đến nội dung chính, vì nhan đề đã khái quát lại nội dung chính , thể hiện chủ đề của văn bản nghị luận.
1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương lù lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:
a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
- Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự micu tả trong văn chương.
- Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
4: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.
b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
1. Nguồn gốc “cốt yếu” của văn chương? (Câu 1, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
- Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
- Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.
2. Giải thích và tìm dẫn chứng (Câu 2, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
a) "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng"
Câu trên có ý nghĩa văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Văn chương chính là hình ảnh của cuộc sống đó, gợi ra trước mắt ta mọi sinh hoạt của con người, thiên nhiên, sự vật.
• Dẫn chứng (1):
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
(Đỗ Trung Quân)
Lời thơ gợi tả, biểu hiện một phần hoài niệm ngọt ngào của tuổi thơ.
• Dẫn chứng (2):
Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
(Khánh Hoài)
Câu văn miêu tả sinh hoạt của đường phố, cảnh trí thiên nhiên đồng thời mang ý nghĩa sâu sắc, gợi tả nội tâm của nhân vật: chịu đựng nổi đau vì sự thay đổi quá lớn, trong khi cuộc sống ngoài kia vẫn bình thường, bình yên.
b) “văn chương còn sáng tạo ra sự sống” nghĩa là văn chương có khả năng tác động đến tâm tư, tình cảm của con người, làm nên mạch suy tư, cảm xúc trong lòng người, chính là tạo ra sự sống. Hơn nữa, tư tưởng hoặc tình cảm đó có thể hướng dẫn người ta đi đến hành động cụ thể.
- Hơn nữa, văn chương cũng có khả năng dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
- Dẫn chứng:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trong mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay... Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.
3. Công dụng của văn chương là gì? (Câu 2, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:
- “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài..., văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”
- Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.
4. Văn nghị luận (câu 4, tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì nội dung nghị luận thuộc một vấn đề của văn chương.
b) Điểm đặc sắc của văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Dẫn chứng: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng chí tâm đắc nhất nhiệm vụ giải pháp nào? Vì sao? Trả lời:* Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Ngày 19/5/2018 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó nêu rõ 8 nhóm giải pháp. 1. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài. 2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ. Thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. ….. Câu 2. Hãy cho biết các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Hãy trình bày nội dung phong cách đồng chí tâm đắc nhất? Ở cơ quan, đơn vị đồng chí đã có những giải pháp như thế nào để thực hiện tốt việc học tập làm theo phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh? Trả lời: Các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách công tác. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng phong cách làm việc, phong cách công tác của người cán bộ, đảng viên cần tập trung thực hiện các nội dung sau:1. Phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” – Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: Đảng ta thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. Vì thế, người cán bộ, đảng viên phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái làm việc. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. – Người có tác phong dân chủ là người thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đó là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”. Cán bộ không bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải thành thực lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng. 2. Phong cách làm việc quần chúng – Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc quần chúng, xuất phát từ vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò của quần chúng nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. – Phong cách quần chúng yêu cầu người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng, phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. ……
Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng chí tâm đắc nhất nhiệm vụ giải pháp nào? Vì sao? Trả lời:* Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Ngày 19/5/2018 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó nêu rõ 8 nhóm giải pháp. 1. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài. 2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ. Thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. ….. Câu 2. Hãy cho biết các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Hãy trình bày nội dung phong cách đồng chí tâm đắc nhất? Ở cơ quan, đơn vị đồng chí đã có những giải pháp như thế nào để thực hiện tốt việc học tập làm theo phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh? Trả lời: Các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách công tác. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng phong cách làm việc, phong cách công tác của người cán bộ, đảng viên cần tập trung thực hiện các nội dung sau:1. Phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” – Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: Đảng ta thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. Vì thế, người cán bộ, đảng viên phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái làm việc. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. – Người có tác phong dân chủ là người thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đó là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”. Cán bộ không bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải thành thực lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng. 2. Phong cách làm việc quần chúng – Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc quần chúng, xuất phát từ vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò của quần chúng nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. – Phong cách quần chúng yêu cầu người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng, phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. ……