Hãy thu thập và giới thiệu một số thông tin về hoạt động của Việt Nam ở Liên hợp quốc...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

 

- Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

- Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

- Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Tiêu biểu như:

+ Đề cao vai trò của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế;

+ Tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của Liên hợp quốc về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.

+ Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu.

+ Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc ở cấp độ quốc gia.

- Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc và ghi được nhiều “dấu ấn” Việt Nam tại các cơ quan như tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hội đồng Kinh tế - xã hội (ECOSOC).

=> Như vậy, trong 45 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Vẽ biểu đồ:

loading...

-Nhận xét: Số lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục qua các năm.

=> ngành du lịch đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài.

- Nguyên nhân:

+ Nhờ chính sách mới của các nước trong khu vưc: mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới; liên kết với các công ty lữ hành quốc tế,…

+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

+ Du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực;

+ Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.

+ Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Quảng trường Đỏ là quảng trường nổi tiếng nhất tại Matxcova. Từ Quảng trường Đỏ, các đường phố chính của Matxcova tỏa ra các hướng, và dẫn tới các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố. Do đó, Quảng trường Đỏ được coi là trung tâm của Matxcova và của toàn Nga.
Quảng trường này có chiều dài khoảng 695m và rộng khoảng 130m, xung quanh là các công trình huyền thoại nổi tiếng của Matxcova.
Năm 1991, UNESCO đưa Quảng trường Đỏ vào danh sách Di sản thế giới.
Quảng trường Đỏ được xây dựng vào cuối của thế kỷ 15.
Trước kia, tại khu vực Quảng trường Đỏ hiện nay là các công trình xây dựng bằng gỗ, được gọi đơn giản là Pozhar, tức là “khu vực cháy”. Năm 1493, Đại công tước Ivan III ra sắc lệnh phá bỏ các công trình này để tránh hỏa hoạn.
Khu vực mới tạo ra dần dần chuyền thành nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Matxcova, nên được gọi là Torgovaya, nghĩa là Quảng trường Thương mại.
Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau. Quảng trường dần dần được xây dựng tiếp và rồi trở thành nơi diễn ra các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga.
Tên gọi Quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu đỏ của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga krasnaya (nghĩa là "đỏ" hay "đẹp"). Nhà thờ thánh Basil, gần đó rất đẹp, nên người dân gọi quảng trường cạnh đó là Quảng trường Đẹp. Từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Yêu cầu a) Tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.

Năm

2005

2019

Số lượt khách

100%

280,9%

Doanh thu

100%

436,7%

Yêu cầu b) Hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á

- Cùng với việc mọi người dần thoát ra khỏi đại dịch COVID-19, ngành du lịch khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi phục nhanh chóng.

- Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.

- Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch năm 2019 so với năm 2005 đạt 280,9%, doanh thu du lịch tăng 436,7%. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch.

- Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.

- ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của "Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025" là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm, từ 2016 - 2020

 

2016

2017

2018

2019

2020

Chỉ số HDI

0.682

0.687

0.693

0.703

0.706

- Theo đó, Việt Nam từ nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình (năm 2018 và những năm trước đó) đã gia nhập nhóm có chỉ số HDI đạt mức cao (trong năm 2019 và năm 2020)

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

– Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.
– Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.

Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

5 tháng 8 2023

- Tham khảo:

loading...

5 tháng 8 2023

* Sự phát triển của hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga được thể hiện như sau:

- Điều kiện phát triển:

Liên bang Nga có diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt, do đó hệ thống đường sắt được coi là phương tiện giao thông chủ lực để kết nối các khu vực, đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội.

- Hiện trạng phát triển:

Hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga là một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới, với tổng chiều dài hơn 85.000 km. Nó được điều hành bởi công ty đường sắt nhà nước - Russian Railways.

- Phân bố và vai trò:

+ Hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga được phân bố rộng khắp trên toàn quốc, từ các thành phố lớn đến các vùng xa xôi và khó tiếp cận. 

+ Hệ thống đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực, chuyên chở hàng hóa và người đi lại trên đường dài. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển năng lượng, đặc biệt là khí đốt và dầu mỏ từ các khu vực sản xuất đến các khu vực tiêu thụ trên toàn quốc.