Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.
Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.
Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
- Bối cảnh lịch sử:
+ Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
+ Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
+ Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Diễn biến chính:
+ Giai đoạn 1418 - 1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá). Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, trược tình thế đó, Lê Lợi chủ trương thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.
+ Giai đoạn 1424 - 1425: nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải. Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.
+ Giai đoạn 1426 - 1427: quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Năm 1426, quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động, vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh. Năm 1427, nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng. Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt. Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.
+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.
Tham khảo:
- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.
- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.
- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.
- Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
+ Chủ trương cứu nước của hai cụ.
- Phan Bội Châu: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du...)
- Phan Châu Trinh: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..)
* Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
+ Giống nhau:
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX.
- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”.
+ Khác nhau:
- Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Phápgiành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
- Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.
Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đông cách mạng mới.
Tham khảo!!!
♦ Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:
- Giai đoạn 1771 - 1777:
+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
- Giai đoạn 1777 - 1785:
+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.
+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Giai đoạn 1786 - 1789:
+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.
+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
- Giai đoạn 1789 - 1802:
+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.
+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.
+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.