Đề bài 02: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội....
Đọc tiếp
Đề bài 02: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(SGK Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 17)
Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn.
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
Câu 4:a.Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì?
b. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân em.
Từ láy: hắt hiu, chông chênh, lắt lay
Tác dụng: -Giúp người đọc cảm thấy hay hơn, diễn đạt đậm nét hơn.
-Cho thấy sự vất vả, nỗi khổ của người mẹ.