Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn ấn vào phần soạn của hoc24 nhé
Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự | Học trực tuyến
Tóm tắt các sự việc trong truyện "ông lão đánh cá và con cá vàng"
Làm giúp mình nhé mình đang cần gấp
- Tóm tắt các sự việc:
+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;
+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;
+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;
+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;
+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;
+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;
+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;
+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...
- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
thứ nhất :sai chính tả tự sự ko phải tự xự
thứ 2 nhân vật trong văn tự sự?ko có phạm vi để khoanh vùng => ko làm đc
thứ3 sự việc trong văn tự sự ? ok nhé
Sáu yếu tố cụ thể cần thiết của văn tự sự
- Ai làm? (nhân vật):
- Xảy ra ở đâu?:
- Xảy ra lúc nào
- Nguyên nhân:
- Diễn biến:
- Kết quả:
nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện trong văn bản. Nhân vât phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
sự việc trnog văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian , địa điểm cụ thể , do nhân vật thực hiện , có nguyên nhân , diễn biến , kết quả .....
+ mai mình cũng kiểm tra Ngữ Văn 15 phút.
Câu 1. Sự việc trong văn tự sự (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 1)
a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;
(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.
b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?
Đáp án:
a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Sự việc khởi đầu là (1).
– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)
– Sự việc cao trào là (6)
– Sự việc kết thúc là (7)
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.
– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.
– Kết thúc: (7)
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.
Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.
Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
Câu2. Nhân vật trong văn tự sự (Trang 38 SGK ngữ văn 6 tập 1)
a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:
– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
– Được gọi tên, đặt tên;
– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;
– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;
– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…
Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?
Đáp án:
a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)
– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)
b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.
Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…
Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…
Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.
Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6- Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.
Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!
Con có nhận ra con không?...
Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.
Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.
HAY THÌ K NHA,KO THÌ ĐỂ LẦN SAU MK RÚT KINH NHIỆM
1.chủ đề trong văn tự sự là vấn đề chính mà ngưởi kể muốn thể hiện trong câu chuyện, là điều người kể muốn khẳng định, đề caohoặc phê phán chế giễu.
mình chỉ bt trả lời từng này thôi. chúc bn học tốt
1. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật, có nguyên nhân – diễn biến – kết quả và được sắp xếp theo một trật tự nhằm thể hiện được ý định của người kể.
2. Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện và nói tới trong văn bản. Nhân vật được thể hiện thông qua các phương diện: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể,sự việc xảy ra trong thời gian cụ thể, sự việc do nhân vật cụ thể thực hiện,có nguyên nhân,diễn biến,kết quả.Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp một cách trật tự sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt
nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc,có 2 loại nhân vật là nhân vật chính và nhan vật phụ.Nhân vật chính là kẻ tạo lên các sự việc trong văn tự sự,nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với