K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

điểm giống và khác nhau nek. 

ĐIỂM GIỐNG: - đều là truyện dân gian.

                        - đều có yếu tố hoang đường.

ĐIỂM KHÁC:

- truyện truyền thuyết:

+ truyện kể về nhân vật và sự kiện lịch sử.

+ thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó.

+ làm người đọc, nghe tin câu chuyện có thật.

-truyện cổ tích: 

+ kể về cuộc đời 1 số nhân vật quen thuộc.

+ thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về công lý trong xã hội.

+ làm người đọc, nghe đều ko tin là câu chuyện có thật.

                       - NẾU ĐÚNG THÌ K MK NHA -

22 tháng 10 2017

Dài lắm bạn vào câu hỏi tương tự khác có

100% có

2 tháng 12 2018

d. giống nhau: đều là truyện dân gian

khác nhau: truyện cổ tích được viết bằng văn vần. thể hiện ước mơ, niềm tin về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của sự công bằng đối với sự bất công. truyện cổ tích kể về một số iểu nhân vật như dũng sĩ, thông minh,...

truyện ngụ ngôn viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. truyện ngụ ngôn mượm truyện về loài vật hay về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống. truyện ngụ ngôn chủ yếu dùng phép ẩn dụ, nhân hóa

2 tháng 12 2018

a. giống nhau: đều là truyện dân gian có chi tiết tưởng tượng kì ảo

khác nhau: truyền thuyết thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện hoặc nhaan vật được nói tới. Truyền thuyết kể về các sự kiện hoặc nhân vật có liên quan đến sự thật lịch sử

cổ tích thể hiện ước mơ, niềm tin về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của sự công bằng đối với sự bất công. cổ tích kể về một số kiểu nhân vật như dũng sĩ, thông minh,...

22 tháng 10 2018

Bài 1 : Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

Bài 2 : Ý nghĩa truyện Thánh Gióng : 

ứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu.

Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó.

Ý nghĩa truyện Thạch Sanh :

 Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện cổ tích.

– Khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”, thể hiện niềm tin và mong muốn của người xưa về một xã hội công bằng.

– Những kẻ tham lam, ích kỉ, lợi dụng người khác chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả.

P/s : Không nhận gạch đá !

 

15 tháng 11 2019

Theo ý tớ:

Truyền thuyết,truyện cổ tích và truyện ngụ  ngôn khác nhau ở điểm sau:

-Truyền thuyết:Là tên gọi dùng chỉ một nhóm truyện dân gian được truyền miệng nhau nhưng không xác thực để giải nghĩa một số hiện tượng,sự kiện trong thời gian thần thoại,lịch sử hoặc 1 thời gian nào đó không phải hiện tại.

-Truyện cổ tích:Câu truyện có ý nghĩa cổ xưa,nhằm kể ra một số câu truyện về lòng tốt,răn dạy,cuộc phiêu lưu,...đều là do trí tưởng tượng của những tác giả.

- Truyện ngụ ngôn:Là một câu truyện hay nhiều truyện ngắn ghép lại đều có ngụ ý răn dạy,khuyên chúng ta không nên làm gì và nên làm gì.

Giống: Đều là truyện dân gian

Khác:

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. ... Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản.

- Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

11 tháng 12 2018

hình như tớ chưa nghe qua :((

"So sánh" thế mới lạ

11 tháng 12 2018

lp mấy

9 tháng 12 2019

1. Giống nhau:

  • Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính

Khác nhau:

  • Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
  • Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

​2. Giống: (Bảng so sánh chỉ so sánh được những yếu tố khác nhau nha)

- Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian". 
- Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn .

khác: (Bảng so sánh)

Truyện cườiTruyện ngụ ngôn
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ. 
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người 
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...

 
27 tháng 11 2017
  1. Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao .
  2. Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
27 tháng 11 2017

hoi linh tinh ca 2 deu hay

25 tháng 11 2017

- Truyền thuyết và truyện cố tích:

+ Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...).

+ Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). Nếu truyền thuyết có nội dung đấu tranh chống ngoại xâm (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...), đấu tranh chống thiên nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), sáng tạo ra sản phẩm văn hóa (Bánh chưng, bánh giầy) thì truyện cố tích có nội dung chủ yếu là cuộc đâu tranh giai cấp giữa hai lực lượng: chính nghĩa và phi nghĩa (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây bứt thẩn, Ông lão đánh cá và con cá vàng).

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.

+ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.

19 tháng 11 2017

a)Khi kể chuyện tưởng tượng , em có thể tùy ý thích của mình mà đưa vào truyện bất cứ chi tiết , sự kiện vì được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

b)+ So sánh truyền thuyết với cổ tích :

_ Giống nhau :

Truyền thuyết và cổ tích đều là truyện dân gian , có yếu tố tưởng tượng, kì ảo , có nhiều chi tiết ( mô típ ) giống nhau : sự ra đời thần kì , nhân vật chính có tài năng phi thường ..............

- Khác nhau :

Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác , ............Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là có thật, còn truyện cổ tích coi là không có thật.

+So sanh truyện ngụ ngôn và truyện cười :

- Giống nhau :

Truyện ngụ ngôn và truyện cười đều là truyện dân gian , ngắn gọn , có yếu tố gây cười.

- Khác nhau :

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật , dồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo truyện con người nhằm khuyên nhủ , răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Còn truyện cười kết thúc bất ngờ, yếu tố gây cười thú vị để tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

Bài này mình phải viết 15' mới xong đấy. Bạn cố gắng học vào nhá, không nên chép bài trên mạng nhiều quá- chỉ khi nào thật sự cần thiết thôi. Chúc bạn học giỏi.!

14 tháng 10 2019

1.- So sánh:

  • Giống nhau:

 Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao

  • Khác nhau:

*Truyền thuyết:  Nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

*Cổ tích: Là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử

- Truyện dân gian gồm:

+Truyền thuyết

+Cổ tích 

+Truyện cười

+Ngụ ngôn

2.

Tại vùng đất Lạc Việt, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Ý nghĩa: Nhằm giải thích ý nghĩa và suy tôn nòi giống của người Việt Nam ta. Nói lên tinh thần đoàn kết 1 lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nói lên người Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay đều nhân hậu vì cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng