Con trâu là đầu cơ n...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2021

1 Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Nghĩa là: Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu  thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa.

2 Chuối sau cau trước

Nghĩa là: 

Nghĩa đen: chuối thì trồng sau nhà, còn cau thì trồng trước nhà.

Nghĩa bóng: Cau tượng trưng cho văn hoá, lễ nghĩa, tính cao thượng ... Chuối - nguồn thực phẩm nhưng mang ý nghĩa thấp kém, quê kệch, thô thiển ...

 

 

24 tháng 1 2021

1 Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: Chớp ở phía đông lúc sáng rồi vụt tắt, lặp lại nhiều lần ( nhay nháy ) lúc gà gáy thì trời sẽ mưa ( kinh nghiệm xem thời tiết ).

2 Chuối sau cau trước: 

Phía trước, phía sau ngôi nhà, cau và chuối đều có thân tròn ngay thẳng khỏe mạnh sẽ thanh lọc khí rất tốt. ... Buồng cau, buồng chuối đều sai quả, biểu tượng cho sự sung túc, tán lá như những cánh tay trải rộng bao bọc gợi liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia chủ.

4 Cây chạm lá cá chạm vây: là hai điều bất lợi đối với cây trồng, vật nuôi. Bởi cây quang hợp bằng lá, và hút dinh dưỡng bằng bộ rễ. Nếu cây luôn bị động chạm đến lá, dập gẫy lá (đồng nghĩa với gốc cũng bị lung lay) sẽ ốm yếu, còi cọc, không sinh trưởng được.

5 Con trâu là đầu cơ nghiệp: thường được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Hiểu như vậy chưa rõ thâm ý của dân gian. ... Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp.

 

 

 

12 tháng 4 2023

Những câu sau đây câu nào không phải là tục ngữ?

A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.                       B.Một nắng hai sương

C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.             D.Nhanh như chớp

12 tháng 4 2023

D. Nhanh như chớp

1 tháng 11 2021

c

Trình bày nội dung, giải thích cơ sở và nêu ý nghĩa vận dụng của các câu tục ngữ sau: a, "Tháng Một là tháng trồng khoai Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà" b, "Chuồn chuồn bay mất thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thù râm" c, "Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi Cơn đằng bắc, đổ thóc ra phơi Cơn đằng tây, mưa dây bão giật" d, "Trời mưa tránh trắng...
Đọc tiếp
Trình bày nội dung, giải thích cơ sở và nêu ý nghĩa vận dụng của các câu tục ngữ sau: a, "Tháng Một là tháng trồng khoai Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà" b, "Chuồn chuồn bay mất thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thù râm" c, "Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi Cơn đằng bắc, đổ thóc ra phơi Cơn đằng tây, mưa dây bão giật" d, "Trời mưa tránh trắng trời nắng tránh đen" e, "Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa" g, "Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" h, "Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước" i, "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" k, "Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau " h, "Mồng chín, tháng chín có mưa Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn Mồng chín, tháng chín không mưa Thì con bán cả cày bừa đi buôn" i, "Ráng vàng trời tỏ, ráng đỏ trời mưa" k, Rễ Si(Sanh) ra trắng chẳng nắng được đâu. l, Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa
1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
27 tháng 12 2022

- Nghệ thuật: gieo vần cách, phép đối.

- Nội dung: kinh nghiệm thời tiết, khi thấy đười ươi cười thì nắng, khi thấy có gà trắng thì trời sẽ mưa.

- Ý nghĩa:

+ Cái nhìn của người xưa về hiện tượng tự nhiên, dự báo thời tiết.

+ Kinh nghiệm quan sát tự nhiên truyền dạy cho người sau.

29 tháng 8 2019

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Tham khảo:

Nghĩa là vào đêm hôm trước, khi quan sát trời nhiều (dày) sao thì ngày hôm sau sẽ nắng; trời ít (vắngsao sẽ mưa. Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ có nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa

21 tháng 2 2022

tham khảo nhen pẹn !

Nghĩa là vào đêm hôm trước, khi quan sát trời nhiều (dày) sao thì ngày hôm sau sẽ nắng; trời ít (vắngsao sẽ mưa. Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ có nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa

           Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtCâu 1:Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là...
Đọc tiếp

           Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1:

Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế

(1)

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4)Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

(5) Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

(6)Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

(8) Nhất thì, nhì thục.

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

Câu 4: Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

0