K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

- Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

- Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:

+ Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống.

+ Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

- Các trường hợp cung – cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hóa, thông qua quá trình cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem ra lưu thông.


19 tháng 11 2017

- Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

- Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:

   + Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống.

   + Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

- Các trường hợp cung – cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hóa, thông qua quá trình cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem ra lưu thông.

Quan hệ cung cầu tác động đến nhà nước người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng như thế nào Cho ví dụ? Câu 2 Tại sao tác động của quy luật giá trị lại phân hóa giàu nghèo trong sản xuất và trong lưu thông hàng hóa? Câu 3 3 một số cá nhân kinh doanh khẩu trang Lợi dụng tình hình dịch covid-19 đã đầu cơ tích trữ mặt hàng này và đẩy giá sản phẩm lên cao gây rối loạn thị trường...
Đọc tiếp
Quan hệ cung cầu tác động đến nhà nước người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng như thế nào Cho ví dụ? Câu 2 Tại sao tác động của quy luật giá trị lại phân hóa giàu nghèo trong sản xuất và trong lưu thông hàng hóa? Câu 3 3 một số cá nhân kinh doanh khẩu trang Lợi dụng tình hình dịch covid-19 đã đầu cơ tích trữ mặt hàng này và đẩy giá sản phẩm lên cao gây rối loạn thị trường để thu nhiều lợi nhuận bất chính . a, theo em Em thực trạng trên thể hiện mặt nào của quy luật cạnh tranh? b, khẳng định của em dựa trên cơ sở nào? câu 4, vận dụng tác động của quy luật giá trị Em hãy giải thích tại sao khi những người sản xuất kinh doanh áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao tay nghề người lao động hợp lý hóa sản xuất ... làm cho năng suất lao động tăng lên? Lấy ví dụ minh họa?
0
15 tháng 8 2018

Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 12 2019

Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A

5 tháng 6 2019

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm sản xuất sẽ bị thu hẹp khiến cung có xu hướng giảm.

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 4 2017

- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

- Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện thì cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển.

+ Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh với nhau.

+ Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên, nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản,… Để giành lấy những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.

- Mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

+ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác

+ Giành ưu thế về khoa học và công nghệ

+ Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng

+ Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán,…

24 tháng 1 2017

- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

- Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện thì cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển.

   + Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh với nhau.

   + Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên, nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản,… Để giành lấy những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.

- Mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

   + Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác

   + Giành ưu thế về khoa học và công nghệ

   + Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng

   + Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán,…

1 tháng 4 2017

- Nội dung của quy luật giá trị là sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

- Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao độngcá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó; và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

- Trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. Điều đó có nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau thì chúng được trao đổi với nhau.



28 tháng 8 2017

Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau.

Đáp án cần chọn là: B